Trung tâm kế toán ở thanh hóa
Tài khoản 352 được hạch toán như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của kế toán ATC nhé!
Trích lập dự phòng phải trả (TK 352) và chi phí liên quan phát sinh về việc sửa chữa, bảo hành sản phẩm đã bán
Trường hợp doanh nghiệp bán hàng có kèm giấy bảo hành, sửa chữa lỗi hỏng sản xuất, số dự phòng phải trả doanh nghiệp tự ước tính chi phí bảo hành trên số lượng hàng hóa bán ra trong kỳ, ghi:
Nợ TK 6415 – Chi phí bảo hành.
Có TK 3521 – Dự phòng phải trả bảo hành sản phẩm hàng hóa.
Trường hợp doanh nghiệp không có bộ phận bảo hành sản phẩm hàng hóa độc lập:
➧ Các khoản chi phí liên quan đến bảo hành sản phẩm hàng hóa, ghi:
Nợ TK 621, 622, 627… (giá chưa thuế GTGT).
Nợ TK 1331 – Số thuế GTGT được khấu trừ (nếu có).
Có TK 111, 112, 152, 214, 331… (tổng giá trị đã bao gồm thuế GTGT).
➧ Cuối kỳ, kết chuyển chi phí phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Có TK 621, 622, 627…
➧ Khi hoàn thành việc sửa chữa sản phẩm hàng hóa, bàn giao lại cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 3521 – Dự phòng phải trả bảo hành sản phẩm hàng hóa.
Nợ TK 6415 – Chi phí dự phòng phải trả về bảo hành hàng hóa còn thiếu.
Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
- Trường hợp doanh nghiệp có riêng bộ phận bảo hành độc lập, chi phí bảo hành sản phẩm hàng hóa bàn giao cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 3521 – Dự phòng phải trả bảo hành sản phẩm hàng hóa.
Nợ TK 6415 – Chi phí dự phòng phải trả về bảo hành hàng hóa còn thiếu.
Có TK 336 – Phải trả nội bộ.
Trích lập dự phòng phải trả (TK 352) và các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả về việc bảo hành công trình xây dựng
➤ Khi xác định số dự phòng bảo hành công trình xây dựng được thực hiện cho từng công trình, hạng mục công trình khi hoàn thành, bàn giao trong kỳ, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
Có TK 3522 – Dự phòng phải trả bảo hành công trình xây dựng.
➤ Khi phát sinh các khoản chi phí như chi phí NVL, chi phí NCTT, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài… liên quan đến khoản dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây dựng đã lập ban đầu, ghi:
Trường hợp doanh nghiệp tự thực hiện bảo hành công trình xây dựng:
➧ Các khoản chi phí liên quan đến bảo hành công trình, ghi:
Nợ TK 621, 622, 627… (giá chưa thuế GTGT).
Nợ TK 1331 – Số thuế GTGT được khấu trừ (nếu có).
Có TK 111, 112, 152, 214, 331… (tổng giá trị đã bao gồm thuế GTGT).
➧ Cuối kỳ, kết chuyển chi phí thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Có TK 621, 622, 627…
➧ Khi hoàn thành việc sửa chữa công trình xây dựng, bàn giao lại cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 3522 – Dự phòng phải trả bảo hành công trình xây dựng.
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh lớn hơn số dự phòng phải trả đã trích lập).
Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Trường hợp doanh nghiệp giao cho đơn vị trực thuộc hoặc thuê ngoài để thực hiện việc bảo hành công trình xây dựng, ghi:
Nợ TK 3522 – Dự phòng phải trả bảo hành công trình xây dựng.
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh lớn hơn số dự phòng phải trả đã trích lập).
Có TK 331, 336…
➤ Khi hết thời hạn bảo hành, nếu không phải bảo hành công trình hoặc số dự phòng đã trích lớn hơn chi phí thực hiện bảo hành thì số chênh lệch phải hoàn nhập, ghi giảm:
Nợ TK 3522 – Dự phòng phải trả bảo hành công trình xây dựng.
Có TK 711 – Thu nhập khác.
Trích lập khoản dự phòng phải trả (TK 352) và các chi phí liên quan cho các khoản chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp
- Khi trích lập dự phòng phải trả cho các khoản chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 6426 – Chi phí dự phòng.
Có TK 3523 – Dự phòng phải trả tái cơ cấu doanh nghiệp.
- Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả tái cơ cấu doanh nghiệp đã lập, ghi:
Nợ TK 3523 – Dự phòng phải trả tái cơ cấu doanh nghiệp.
Có các TK 111, 112, 331…
Trích lập dự phòng phải trả (TK 352) và các chi phí liên quan cho các khoản dự phòng phải trả khác
- Khi xác định chắc chắn khoản dự phòng phải trả cần lập cho một hợp đồng có rủi ro lớn trong đó lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng lớn hơn những chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng (như khoản bồi thường, đền bù hợp đồng, các vụ kiện pháp lý), ghi:
Nợ TK 6426 – Chi phí dự phòng.
Có TK 3524 -Dự phòng phải trả khác.
- Khi trích lập dự phòng phải trả cho các khoản chi phí như chi phí hoàn nguyên môi trường, chi phí dọn dẹp, khôi phục mặt bằng và hoàn trả mặt bằng, dự phòng khoản trợ cấp thôi việc theo Luật lao động…, ghi:
Nợ các TK 627, 641, 642.
Có TK 3524 – Dự phòng phải trả khác.
- Đối với những TSCĐ theo yêu cầu kỹ thuật cần được tiến hành sửa chữa định kỳ, phải thực hiện trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 627, 641, 642.
Có TK 3524 – Dự phòng phải trả khác.
- Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến các khoản dự phòng phải trả khác đã trích lập, ghi:
Nợ TK 3524 – Dự phòng phải trả khác.
Có các TK 111, 112, 331…
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách hạch toán tài khoản 352, chúc các bạn thành công!
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Nơi dạy kế toán tại Thanh Hóa
Trung tam day kế toan thuc te tai Thanh Hoa
Lop dao tao ke toan uy tin o Thanh Hoa
Nơi đào tạo kế toán cấp tốc tại Thanh Hóa