Quy Trình Kiểm Kê Tài Sản Cuối Năm

Học kế toán cấp tốc ở thanh hóa

Cuối năm tài chính, các doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê tài sản để nắm bắt được giá trị, số lượng của tài sản theo đúng quy định của pháp luật. Vậy quy trình kiểm kê như thế nào? Hãy cùng kế toán ATC tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Học kế toán cấp tốc ở thanh hóa Cuối năm tài chính, các doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê tài sản để nắm bắt được giá trị, số lượng của
Học kế toán cấp tốc ở thanh hóa
  1. Kiểm Kê Tài Sản Là Gì?

Kiểm kê tài sảnlà việc cân, đo, đong, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản cố định, vốn chủ sở hữu hiện có tại thời điểm kế toán viên kiểm kê để đối chiếu, kiểm tra với số liệu trong sổ sách kế toán.

* Phân loại kiểm kê tài sản:

Tùy theo phạm vi và thời gian, kiểm kê tài sản được chia thành 2 loại chủ yếu đó là:

  • Kiểm kê theo phạm vi và đối tượng tài sản: Kiểm kê từng phần tài sản và kiểm kê toàn bộ.
  • Kiểm kê theo thời gian tiến hành kiểm kê: Kiểm kê bất thường và kiểm kê định kỳ.

* Tác dụng của kiểm kê tài sản:

  • Giúp cho việc ghi chép, vào sổ, lên báo cáo số liệu đúng với tình hình thực tế.
  • Ngăn ngừa các hiện tượng tham ô, lãng phí, cắt xén làm thất thoát tài sản doanh nghiệp, làm cơ sở để kỷ luật tài chính với các hiện tượng vi phạm, nâng cao trách nhiệm của người quản lý tài sản.
  • Giúp cho lãnh đạo nắm bắt chính xác số lượng, chất lượng các loại tài sản hiện có, hàng tồn kho, tài sản bị trả lại, nguồn vốn hiện có …để có biện pháp, quyết định kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng.
  • Tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức khi thực hiện các kế hoạch đầu tư, mua sắm tài sản, đầu tư của doanh nghiệp.
Học kế toán cấp tốc ở thanh hóa Cuối năm tài chính, các doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê tài sản để nắm bắt được giá trị, số lượng của
Hoc ke toan cap toc o thanh hoa
  1. Quy Trình Kiểm Kê Tài Sản Cuối Năm

Bước 1: Lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp ban hành và công bố Quyết định kiểm kê tài sản cuối năm

Bước 2: Tổ chức thành lập Hội đồng kiểm kê tài sản của doanh nghiệp, trong đó, Hội đồng kiểm kê tài sản bao gồm các thành viên sau:

  • Giám đốc, Tổng giám đốc hoặc Thủ trưởng đơn vị làm Chủ tịch Hội đồng.
  • Cán bộ quản lý trực tiếp của các phòng ban đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản.
  • Cán bộ quản lý trực tiếp phòng quản lý tài sản.
  • Kế toán trưởng, kế toán tài sản, kế toán kho, thủ quỹ của doanh nghiệp.
  • Các thành viên khác tham gia Hội đồng.
  • Sau khi thành lập Hội đồng kiểm kê, Hội đồng sẽ họp và lên kế hoạch cho quy trình kiểm kê tài sản doanh nghiệp.
  • Tổ kiểm kê cần có danh sách các loại tài sản hiện có, đã và đang được sử trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bước 3: Vào cuối năm tài chính hoặc khi có nhu cầu, Hội đồng sẽ thực hiện quy trình kiểm kê tài sản.

Bước 4: Tập hợp số liệu, xử lý số liệu và lập biên bản quy trình kiểm kê tài sản.

Căn cứ vào số liệu kiểm kê tài sản thực tế mà doanh nghiệp có, Hội đồng sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá số liệu tài sản đã được kiểm kê, sau đó tiến hành đối chiếu với số liệu ở các bộ phận quản lý tài sản, bộ phận sử dụng tài sản và kế toán doanh nghiệp.

Tiến hành lập biên bản kiểm kê tài sản phù hợp, nhưng đảm bảo thể hiện đầy đủ các nội dung chủ yếu như:

  • Phản ánh sự chênh lệch về số lượng, giá trị tài sản giữa sổ sách thực tế
  • Tổng hợp các tài sản cần được bảo dưỡng, sửa chữa hoặc điều chuyển nội bộ
  • Tổng hợp các tài sản cần thanh lý hoặc khấu hao: do hư hỏng, hoạt động kém hiệu quả, tốn nhiên liệu, năng lượng hoặc không dùng đến nữa,…

Bước 5: Hội đồng kiểm kê tài sản đưa ra nhận xét, đánh giá

Sau quy trình kiểm kê tài sản, Hội đồng cần họp và đưa ra đánh giá, nhận định về tình hình tài sản như:

  • Đánh giá chung về tình hình sử dụng, quản lý tài sản tại doanh nghiệp
  • Cần tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục khi xảy ra sự chênh lệch giữa kiểm kê thực tế và sổ sách kế toán
  • Lên kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp,…những tài sản cần sửa chữa tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể do các phòng ban trực tiếp sử dụng tài sản báo cáo.
  • Phân loại, thống kê tài sản để đề nghị thanh lý dựa trên nguyên nhân cụ thể do bộ phận sử dụng trực tiếp báo cáo.
  • Hoc ke toan cap toc o thanh hoa

Bước 6: Đề xuất các giải pháp, kiến nghị:

  • Tham mưu về chế độ quản lý tài sản nội bộ của các phòng quan;
  • Kiến nghị chế độ lưu giữ, sắp xếp hồ sơ về tài sản giữa các bộ phận sử dụng;
  • Đưa ra chế độ bảo hành, sửa chữa tài sản,
  • Thực hiện kiến nghị của biên bản kiểm kê tài sản ở kỳ trước,
  • Đưa ra biện pháp xử lý chênh lệch số liệu và giao trách nhiệm thực hiện, khắc phục.

Bước 7: Báo cáo kết quả quy trình kiểm kê tài sản:

  • Báo cáo với doanh nghiệp về kết quả kiểm kê
  • Gửi báo cáo kết quả chỉ đạo, điều hành của doanh nghiệp tới các bộ phận có liên quan.

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách kiểm kê tài sản cuối năm, chúc các bạn ứng dụng thành công!

Học kế toán cấp tốc ở thanh hóa

Nếu bạn muốn học kế toán tổng hợp thuế,mời bạn đăng ký khóa học của chúng tôi tại:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC

Địa chỉ:

Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa

( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)

Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368

Hoc ke toan cap toc o thanh hoa

Nơi đào tạo kế toán cấp tốc tại Thanh Hóa

Trung tâm kế toán cấp tốc ở Thanh Hóa

Lop dao tao kế toan uy tin tai Thanh Hoa

Nơi đào tạo kế toán cấp tốc ở Thanh Hóa

Lop dao tao kế toan thuc te tai Thanh Hoa

Dia chi ke toan uy tin o Thanh Hoa

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0961.815.368 0948.815.368 Chat facebook Z Chat zalo