Học kế toán thuế tại Thanh Hoá
Trường hợp người lao động nghỉ thai sản vào ngày 24 của tháng thì kế toán sẽ làm thủ tục
như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Trường hợp nào cần thực hiện báo giảm lao động?
Theo hướng dẫn về thủ tục báo tăng, giảm lao động tại Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021,
việc báo giảm lao động được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
– Báo giảm lao động đối với các trường hợp người lao động chuyển đi; nghỉ việc, chấm dứt hợp
đồng lao động, hợp đồng làm việc;
– Báo giảm do nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội như hưu trí, bảo lưu, ốm đau, thai sản.
– Báo giảm do người lao động nghỉ không lương, khi tạm hoãn hợp đồng lao động, ngừng việc
không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
Toàn bộ thủ tục báo giảm lao động do người sử dụng lao động thực hiện thông qua một trong các hình thức sau:
– Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc qua
phần mềm của tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
– Gửi hồ sơ qua Bưu điện.
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang quản lý.
Nghỉ thai sản ngày 24 báo giảm tháng nào?
Luật Bảo hiểm xã hội hiện không hướng dẫn về thời hạn thực hiện báo giảm lao động nhưng
trong Công văn 4246/BHXH-QLT năm 2022, Bảo hiểm xã hội TP.HCM hướng dẫn rằng, các đơn
vị sử dụng lao dộng nên nộp hồ sơ phát sinh điều chỉnh lương, tăng/giảm lao động hàng tháng
sớm, tránh dồn vào những ngày cuối cùng của tháng.
Đối với hồ sơ giảm lao động của tháng sau, đơn vị có thể nộp ngay khi có Quyết định thôi việc,
Quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động mà không cần chờ đến ngày 28 hàng tháng).
Sau đó, doanh nghiệp vẫn tiếp tục được nộp hồ sơ giảm lao trong tháng khi có phát sinh
mà không bị giới hạn như trước đây.
Như vậy, nếu có người lao độngnghỉ thai sản ngày 24 thì doanh nghiệp cần thực hiện báo giảm luôn tháng đó.
Trường hợp thực hiện báo giảm vào tháng sau, người sử dụng lao động sẽ dẫn đến phát sinh
tăng thu bảo hiểm y tế, lãi truy thu, làm lệch số liệu quản lý của đơn vị sử dụng lao động với số
liệu thu của cơ quan bảo hiểm xã hội khi đơn vị sử dụng lao động nộp tiền.
Ngoài ra, nếu công ty không thực hiện báo giảm lao động, người lao động vẫn sẽ bị ràng buộc
với công ty cũ và không thể đóng bảo hiểm xã hội ở công ty mới.
Báo giảm lao động muộn, công ty có sao không?
Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động hiện chưa quy định mức phạt
đối với hành vi báo giảm lao động muộn.
Do đó, doanh nghiệp báo giảm lao động muộn sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, thay vào đó, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện đóng tiền bảo hiểm y tế cho người
động trong những tháng báo giảm chậm.
Cụ thể, điểm 2.1 khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định, trường hợp đơn vị sử
dụng lao động lập danh sách báo giảm chậm thì đơn vị đó phải đóng số tiền bảo hiểm y tế của
các tháng báo giảm chậm và thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.
Trên đây là bài viết hướng dẫn ghi giảm lao động khi người lao động nghỉ thai sản, kế toán ATC
cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Chúc các bạn thành công!
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Hoc ke toan thue o thanh hoa
Hoc ke toan thue tai thanh hoa