Đào tạo kế toán tại Thanh Hóa
Khi xuất hóa đơn điện tử kế toán cần lưu ý những gì? Bìa viết hôm nay kế toán ATC sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này nhé!
1.Thời điểm xuất hóa đơn
Hóa đơn là gì?
Hóa đơn là một loại chứng từ thương mại được bên bán cung cấp cho bên mua, trong đó
kê khai những thông tin về hàng hóa, dịch vụ chuyển giao cho bên mua như: tên, chủng loại,
số lượng, giá thành. Các điều khoản thanh toán sẽ được ghi chi tiết trong hóa đơn (như thời hạn
thanh toán, số dư nợ, chiết khấu, v.v). Hóa đơn được gọi chung là hóa đơn bán hàng với bên bán
và hóa đơn mua hàng với bên mua.
Các loại hóa đơn:
- Hóa đơn giá trị gia tăng
- Hóa đơn bán hàng
- Hóa đơn khác
Thời điểm lập hóa đơn
Đối với hàng hóa: theo thông tư TT39/2014/TT-BTC thì thời điểm xuất hóa đơn là thời điểm
chuyển giao hàng hóa, là thời điểm khi bên bán chuyển giao cho bên mua theo hợp đồng mua bán,
biên bản bàn giao, biên bản nghiệm thu hàng hóa bất kể bên mua đã thanh toán tiền hay chưa để
ghi nhận chi phí và doanh thu. Trường hợp doanh nghiệp dự kiến đến đầu tháng sau mới lập hóa
đơn cho doanh thu của dịch vụ hoàn thành trong tháng trước là sai quy định.
Đối với dịch vụ:tư vấn đào tạo, tư vấn giám sát hạng mục công trình, cung cấp dịch vụ…thì hai
bên phải thống nhất thời điểm xuất hóa đơn, tùy theo tính chất và loại hình của dịch vụ thì thời
điểm xuất hóa đơn sẽ khác nhau, được quy định trong hợp đồng về thời gian nghiệm thu và xuất hóa đơn.
Trường hợp người cung cấp dịch vụ thu tiền trước hoặc trong quá trình cung cấp dịch vụ thì
thời điểm xuất hóa đơn là thời điểm thu tiền tuy nhiên không bao gồm một số trường hợp như:
thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo hợp đồng cho 1 số dịch vụ như kế toán, kiểm toán, tư
vấn dịch vụ, tư vấn thuế, thẩm định giá, tư vấn giám sát, khảo sát thiết kế kỹ thuật và lập dự án đầu tư xây dựng.
Đối với mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao dịch vụ thì đều phải lập hóa đơn cho khối lượng,
giá trị hàng hóa dịch vụ tương ứng (nếu trong trường hợp giao hàng hoặc bàn giao dịch vụ nhiều lần)
Đối với các hoạt động xây dựng và lắp đặt:hai bên phải thống nhất về giai đoạn nghiệm thu,
thời điểm xuất hóa đơn là khi khối lượng xây dựng lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu
tiền hay chưa thu tiền.
Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực bất động sản, xây dựng đầu tư cơ sở hạ tầng,
xây nhà để bán thực hiện thu tiền theo tiến độ dự án ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là
ngày thu tiền. Tiền đặt cọc để đảm bảo việc giữ chỗ mua căn hộ trong tương lai thì việc đặt cọc
không nằm trong tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng nên công ty
không phải lập hóa đơn GTGT.
Đối với công ty thực hiện thu tiền mua căn hộ của khách hàng theo tiến độ, trường hợp cùng
một khách hàng nộp tiền cho một hợp đồng nhiều lần trong ngày thì đơn vị xuất 01 hóa đơn
tổng trong ngày theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 TT39/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính.
Đối với hóa đơn tiền điện, tiền nước, các dịch vụ viễn thông:Hàng tháng bên bán xuất
hóa đơn cho người mua theo tháng. Thời điểm xuất hóa đơn không quá 7 ngày kế tiếp kể
từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ cung cấp dịch vụ viễn thông.
Đối với hóa đơn về xăng dầu:Xuất hoá đơn ngay khi bán lẻ xăng, dầu. Trường hợp ký
hợp đồng mua hàng thường xuyên thì thời điểm xuất hoá đơn định kỳ theo tháng.
Đối với hàng xuất khẩu:Khi xuất khẩu ra nước ngoài sử dụng Hóa đơn thương mại.
Thời điểm xuất hóa đơn được xác định như thời điểm bán hàng hóa cho người mua, chuyển giao
hàng hóa cho khách hàng. Ngày xác định doanh thu hàng xuất khẩu để tính thuế là ngày xác
nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.
Mức phạt khi xuất hóa đơn sai thời điểm
Mức phạt lập hóa đơn không đúng thời điểm: có thể bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
tùy theo từng trường hợp đối với các hành vi sau
Lập hóa đơn không đúng thời điểm.
Phạt cảnh cáo doanh nghiệp nếu lập hóa đơn không đúng thời điểm dẫn đến thực hiện chậm
nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Nếu vi phạm và không có tình tiết giảm nhẹ thì sẽ xử phạt
theo mức tối thiểu của khung hình phạt. (Theo Điều 11 Thông tư số 10/2014/TT-BTC).
Doanh nghiệp có thể bị quy thành xuất hóa đơn khống nếu giao hàng nhiều lần trong tháng và
cuối tháng mới xuất hóa đơn GTGT cho người mua vì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao hạng mục,
dịch vụ đều phải lập hóa đơn cho khối lượng hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
Doanh nghiệp bàn bạc, thống nhất với bên mua là giao hàng lần lượt cho đến khi hết lô hàng thì
hai bên bàn giao, nghiệm thu và do bên mua không đồng ý lấy nhiều hóa đơn nên bên bán chỉ lập
một hóa đơn. Lúc này có thể sẽ xảy ra các trường hợp:
Bên bán giao hết hàng cho bên mua và hóa đơn được xuất vào cuối tháng thì xử phạt từ
4 triệu đồng đến 8 triệu đồng.
- Bên bán giao hết hàng cho bên mua và thời điểm xuất hóa đơn vào tháng sau (lệch tháng) thì bên
bán bị xử phạt về hành vi kê khai, nộp thuế chậm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC và Thông tư số 26/2015/TT-BTC.
- Bên bán giao hàng cho bên mua và thời điểm xuất hóa đơn vào năm sau (lệch năm) thì phần
hàng giao năm trước không kê khai, nộp thuế bị xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng theo Điều 11 Thông tư số 10/2014/TT-BTC.
Trên đây là bài viết về những lưu ý về thời điểm xuất hóa đơn, chúc các bạn ứng dụng thành công!
Nếu bạn muốn học kế toán tổng hợp thuế,mời bạn đăng ký khóa học của chúng tôi tại:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Địa chỉ kế toán tại Thanh Hóa
Noi hoc ke toan tong hop o Thanh Hoa
Địa chỉ dạy kế toán thực tế tại Thanh Hóa