Kế toán chi phí là gì? Công việc của kế toán chi phí ?

Học kế toán thuế ở Thanh Hóa

Kế toán chi phí sẽ làm những công việc gì ? Vai trò của kế toán chi phí ? Bài viết hôm nay kế toán ATC xin thông tin đến bạn đọc nhé !

  1. Khái niệm :

Kế toán chi phí là quá trình ghi nhận, hạch toán và báo cáo về các khoản chi phí mà một doanh nghiệp phải chịu trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Mục tiêu chính của kế toán chi phí là cung cấp thông tin chi tiết và chính xác về các khoản chi phí liên quan đến sản xuất, dịch vụ hoặc hoạt động kinh doanh khác, giúp quản lý đưa ra các quyết định hợp lý về việc quản lý, kiểm soát và tối ưu hóa chi phí.

  1. Vai trò của kế toán chi phí

Kế toán chi phí đóng vai trò quan trọng và đa dạng trong quản lý hoạt động kinh doanh của một tổ chức, bao gồm:

Quản lý chi phí:

Kế toán chi phí giúp quản lý theo dõi và kiểm soát chi phí sản xuất, hoạt động dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác. Điều này giúp ngăn chặn lãng phí tài nguyên và đảm bảo rằng chi phí được duy trì ở mức tối thiểu.

Học kế toán thuế ở Thanh Hóa Kế toán chi phí sẽ làm những công việc gì ? Vai trò của kế toán chi phí ? Bài viết hôm nay kế toán ATC xin
Học kế toán thuế ở Thanh Hóa

Ra quyết định chiến lược:

Thông tin từ kế toán chi phí cung cấp dữ liệu cho việc ra quyết định chiến lược về việc đầu tư, mở rộng, ngừng hoạt động hoặc thay đổi sản phẩm/dịch vụ. Quản lý có thể sử dụng thông tin này để định hình chiến lược kinh doanh.

Tối ưu hóa giá thành:

Kế toán chi phí giúp theo dõi, tính toán giá thành chính xác cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp sẽ có căn cứ để điều chỉnh hợp lý giúp tối ưu giá thành, đồng thời xác định mức giá bán sản phẩm phù hợp với chi phí sản xuất và cạnh tranh trên thị trường.

Định giá sản phẩm:

Kế toán chi phí giúp xác định mức giá bán sản phẩm sao cho phù hợp với chi phí sản xuất và cạnh tranh trên thị trường. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì lợi nhuận và cạnh tranh trong ngành.

Quản lý tài sản và nguồn lực:

Kế toán chi phí giúp theo dõi việc sử dụng tài sản và nguồn lực của doanh nghiệp. Quản lý có thể xác định được tài sản nào đang mang lại giá trị cao nhất và tài sản nào cần được thay đổi để tối ưu hóa hiệu suất.

Kế toán chi phí là vị trí rất quan trọng trong trong doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp có cơ cấu chi phí phức tạp thì vị trí này càng trở nên cốt yếu.

  1. Mô tả công việc của kế toán chi phí

Kế toán chi phí có các công việc sau đây:

Phân loại chi phí

Chi phí được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như tính chất (chi phí cố định, biến đổi), mục đích (chi phí sản xuất, quảng cáo), phạm vi (chi phí tổng hợp, riêng lẻ),…

Phân bổ chi phí

Với các khoản chi phí được chi chung cho nhiều hạng mục, nhiều phòng ban hoặc nhiều hàng hoá dịch vụ, kế toán cần phân bổ chúng về thành phần hợp lý. Ví dụ: hàng hoá A và B được vận chuyển chung trên 1 chuyến xe, vậy chi phí chuyến xe đó cần được phân chia vào nguyên giá đầu vào của A và B theo 1 tiêu chí nhất định, chẳng hạn như khối lượng, giá trị mua vào…

Hạch toán chi phí

Chi phí cần được hạch toán vào sổ sách ngay tại thời điểm phát sinh. Đồng thời kế toán cần đảm bảo lưu trữ lại bộ chứng từ liên quan như hoá đơn, hợp đồng, biên bản nghiệm thu, biên bản thanh lý hợp đồng…

Phân tích chi phí

Kế toán chi phí cần phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau lên chi phí, và tìm hiểu cách để cải thiện hiệu quả chi phí.

Học kế toán thuế ở Thanh Hóa Kế toán chi phí sẽ làm những công việc gì ? Vai trò của kế toán chi phí ? Bài viết hôm nay kế toán ATC xin
Học kế toán thuế ở Thanh Hóa

Tính toán giá thành

Để xác định giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ, kế toán chi phí cần tính toán tất cả các yếu tố chi phí liên quan, xem xét các chi phí sản phẩm dở dang và tính toán giá thành chi tiết cho từng sản phẩm

Báo cáo chi phí

Định kỳ, kế toán chi phí sẽ lập các báo cáo, bảng tổng hợp và biểu đồ để giúp quản lý hiểu rõ hơn về cơ cấu chi phí và có thể ra quyết định dựa trên thông tin này.

Nghiệp vụ của kế toán chi phí

  1. Kế toán chi phí bán hàng

Tài khoản kế toán chi phí bán hàng sử dụng là TK 641. Tài khoản này có 7 tài khoản cấp 2, bao gồm:

STTTài khoảnChi phí
1TK6411Chi phí nhân viên
2TK6412Chi phí vật liệu
3TK6413Chi phí dụng cụ đồ dùng
4TK6414Chi phí khấu hao TSCĐ
5TK6415Chi phí bảo hành
6TK6417Chi phí dịch vụ mua ngoài
7TK6418Chi phí bằng tiền khác
  1. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Với nghiệp vụ này, kế toán sử dụng tài khoản 642 nếu áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200:

STTTài khoảnChi phí
1TK6421Chi phí nhân viên quản lý
2TK6422Chi phí vật tư quản lý
3TK6423Chi phí đồ dùng văn phòng
4TK6424Chi phí khấu hao TSCĐ
5TK6425Thuế, phí, lệ phí
6TK6426Chi phí dự phòng
7TK6427Chi phí dịch vụ mua ngoài
8TK6428Chi phí bằng tiền khác

 

  1. Kế toán chi phí sản xuất

Đây là nghiệp vụ kế toán khó nhất và cần dùng đến nhiều tài khoản theo dõi nhất, bao gồm:

TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

TK 627 – Chi phí chung trong hoạt động sản xuất

TK 631 – Giá thành sản phẩm

TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Trên đây là bài viết về kế toán chi phí, kế toán ATC cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Chúc các bạn thành công!

Học kế toán ở thanh hóa

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC

Địa chỉ:

Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa

( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)

Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368

Học kế toán thuế tại Thanh Hóa

Nơi đào tạo kế toán cấp tốc tại Thanh Hóa

Trung tâm kế toán cấp tốc ở Thanh Hóa

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0961.815.368 0948.815.368 Chat facebook Z Chat zalo