Hướng dẫn đăng ký sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023

lớp đào tạo kế toán ở thanh hóa

Bạn muốn đăng ký sửa đổi chế độ kế toán cho doanh nghiệp? Kế toán ATC xin chia sẽ về quy trình

sửa đổi trong bài viết sau nhé!

1.Đăng ký sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 133/2016/TT-BTC, việc đăng ký sửa đổi chế độ kế toán

đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện như sau:

– Đối với hệ thống tài khoản kế toán

+ Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2

về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải

được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

+ Doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những

tài khoản không có qui định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản

kế toán doanh nghiệp quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.

lớp đào tạo kế toán ở thanh hóa Bạn muốn đăng ký sửa đổi chế độ kế toán cho doanh nghiệp? Kế toán ATC xin chia sẽ về quy trìnhsửa đổi
lớp đào tạo kế toán ở thanh hóa

– Đối với Báo cáo tài chính

+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ biểu mẫu và nội dung của các chỉ tiêu của Báo cáo tài

chính tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC để chi tiết các chỉ tiêu

(có sẵn) của hệ thống Báo cáo tài chính phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu

cầu quản lý của từng đơn vị.

Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung mới hoặc sửa đổi biểu mẫu, tên và nội dung các

chỉ tiêu của Báo cáo tài chính phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

– Đối với chứng từ và sổ kế toán

+ Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp được

tự thiết kế mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của

đơn vị nhưng phải đảm bảo các nội dung chủ yếu và phải đảm bảo cung cấp những thông

tin theo quy định của Luật Kế toán 2015 và các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán.

+ Tất cả các biểu mẫu sổ kế toán (kể cả các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký) đều thuộc loại

hướng dẫn (không bắt buộc). Doanh nghiệp phải tuân thủ quy định của Luật Kế toán 2015

và các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán. Doanh nghiệp được tự thiết kế biểu mẫu sổ, thẻ

kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo trình bày

thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát.

2.Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp nhỏ và vừa

đối với việc tổ chức kế toán tại các đơn vị trực thuộc

không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 133/2016/TT-BTC, quyền và trách nhiệm của

doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với việc tổ chức kế toán tại các đơn vị trực thuộc không có tư

cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc (gọi tắt là đơn vị hạch toán phụ thuộc) được quy định như sau:

– Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán và phân cấp hạch toán ở các đơn vị

hạch toán phụ thuộc phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của mình và không trái với

quy định của pháp luật.

lớp đào tạo kế toán ở thanh hóa Bạn muốn đăng ký sửa đổi chế độ kế toán cho doanh nghiệp? Kế toán ATC xin chia sẽ về quy trìnhsửa đổi
Hoc ke toan tai thanh hoa

– Doanh nghiệp quyết định việc kế toán tại đơn vị hạch toán phụ thuộc có tổ chức bộ máy

kế toán riêng đối với:

+ Việc ghi nhận khoản vốn kinh doanh được doanh nghiệp cấp: Doanh nghiệp quyết định

đơn vị hạch toán phụ thuộc ghi nhận là nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu.

+ Đối với các giao dịch mua, bán, điều chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nội bộ, việc ghi

nhận doanh thu, giá vốn tại từng đơn vị hạch toán phụ thuộc do doanh nghiệp quyết định,

không phụ thuộc vào hình thức của chứng từ kế toán (hóa đơn hay chứng từ luân chuyển nội bộ).

Trường hợp sự luân chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa các khâu trong nội bộ về

bản chất tạo ra giá trị gia tăng trong sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thì doanh nghiệp nên ghi

nhận doanh thu, giá vốn tại các đơn vị hạch toán phụ thuộc.

+ Việc phân cấp kế toán tại đơn vị hạch toán phụ thuộc: Tùy thuộc mô hình tổ chức kế

toán tập trung hay phân tán, doanh nghiệp có thể giao đơn vị hạch toán phụ thuộc phản

ánh đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hoặc chỉ phản ánh đến doanh thu, chi phí.

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách sửa đổi chế độ kế toán cho doanh nghiệp năm 2023.

Kế toán ATC cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Chúc các bạn thành công!

Hoc ke toan tai thanh hoa Bạn muốn đăng ký sửa đổi chế độ kế toán cho doanh nghiệp? Kế toán ATC xin chia sẽ về quy trình sửa đổi
Hoc ke toan tai thanh hoa

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC

Địa chỉ:

Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa

( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)

Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368

lớp đào tạo kế toán tại thanh hóa

Học kế toán thực hành tại thanh hóa

Học kế toán thực tế ở thanh hóa

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0961.815.368 0948.815.368 Chat facebook Z Chat zalo