Học kế toán thuế tại Thanh Hoá
Hạch toán và phân bổ chi phí vận chuyển theo từng trường hợp như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay nhé!
Chi phí vận chuyển hàng mua
1.1 Với hàng tồn kho
Theo chuẩn mực kế toán số 02, chi phí vận chuyển, bốc xếp trong quá trình mua hàng được coi là chi phí mua và được tính vào giá gốc hàng tồn kho.
>> Do đó, chi phí vận chuyển hàng mua nhập kho sẽ được hạch toán vào tài khoản giá gốc của hàng tồn kho tương ứng, bao gồm: TK 152 (Nguyên vật liệu), TK 153 (Công cụ dụng cụ) hoặc TK 156 (Hàng hóa).
1.2 Với tài sản cố định
Theo chuẩn mực kế toán số 03: Chi phí vận chuyển và bốc xếp là nhóm chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, được tính vào nguyên giá tài sản cố định.
>> Do đó, chi phí vận chuyển mua tài sản cố định được hạch toán vào TK 211.
Như vậy, chi phí vận chuyển hàng mua sẽ được hạch toán vào tài khoản hàng tồn kho hoặc tài sản cố định tương ứng.
Nợ TK 152, 153, 156, 211
Nợ TK 133 (nếu có)
Có TK 111, 112, 141, 334…
Vận chuyển hàng đi bán, xuất khẩu
Chi phí vận chuyển để đưa hàng hóa đến nơi bán được coi là chi phí bán hàng, do đó sẽ được hạch toán vào tài khoản 621 (nếu áp dụng theo thông tư 200), hoặc tài khoản 622 (nếu áp dụng theo thông tư 133).
Phân bổ chi phí vận chuyển hàng mua
Khi mua hàng, nếu doanh nghiệp vận chuyển cùng lúc nhiều loại hàng hóa, tài sản khác nhau thì sẽ phải phân bổ chi phí vận chuyển cho từng loại mặt hàng, theo một tiêu thức thống nhất.
Các văn bản pháp luật hiện nay không quy định về tiêu thức phân bổ, nhưng có 2 cách phân bổ thường được các kế toán sử dụng thực tế như sau:
4.Phân bổ theo giá trị mỗi loại mặt hàng
Cách phân bổ này có thể áp dụng khi vận chuyển cùng lúc các loại hàng hóa, tài sản có nhiều kích thước, chủng loại đa dạng.
Công thức:
Chi phí phân bổ cho hàng nhập kho | = | Chi phí mua từng mặt hàng | x | Chi phí vận chuyển chung |
Tổng giá trị hàng mua |
5.Phân bổ theo số lượng hàng hóa
Với các mặt hàng có kích thước tương đương nhau hoặc có cùng một đơn vị đo (kg, mét…) kế toán có thể áp dụng theo cách phân bổ này.
Công thức:
Chi phí phân bổ cho hàng nhập kho | = | Số lượng từng mặt hàng | x | Chi phí vận chuyển chung |
Tổng số lượng hàng mua |
6.Xử lý chi phí vận chuyển không có hóa đơn
Trong thực tế, kế toán gặp phải một trường hợp rất oái oăm, đó là chi phí vận chuyển không có hóa đơn hợp lệ.
Lúc này, kế toán có thể xử lý như sau để giúp khoản chi này đủ điều kiện trở thành chi phí hợp lệ khi tính thuế TNDN.
- Bước 1: Ký hợp đồng lao động thời vụ dưới 3 tháng, kèm theo bản sao căn cước công dân của người vận chuyển.
- Bước 2: Thanh toán chi phí thông qua tiền lương của nhân viên vận chuyển (tài khoản 334). Khoản tiền lương này cần được đưa vào bảng lương của DN.
- Bước 3: Chi trả lương, lấy chữ ký người vận chuyển trên bảng thanh toán lương của doanh nghiệp.
Lưu ý:
Nếu khoản chi lớn hơn 2 triệu đồng/lần hoặc tháng thì khoản thu nhập này của người vận chuyển, bốc dỡ phải khấu trừ thuế TNCN 10%, hoặc yêu cầu người vận chuyển làm cam kết 23 – tổng thu nhập trong năm không thuộc nhóm phải nộp thuế TNCN.
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách phân bổ chi phí vận chuyển, kế toán ATC cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Chúc các bạn thành công!
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Lop hoc ke toan thuc hanh tot nhat tai Thanh Hoa
Dia chi hoc ke toan cap toc o Thanh Hoa