trung tam dao tao ke toan o thanh hoa
Đối với thông tư 200, tiền lương, thưởng và các khoản giảm trừ vào lương được hạch toán như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé!
HẠCH TOÁN CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG
1.1 Căn cứ tính lương nhân viên:
Cuối tháng, kế toán phải tiến hành tính lương cho nhân viên căn cứ theo:
- Bảng chấm công của từng bộ phận gửi lên.
- Hợp đồng lao động của nhân viên.
- Quy chế về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp của doanh nghiệp.
1.2 Hạch toán chi phí tiền lương, tiền thưởng:
Trước khi hạch toán chi phí tiền lương, kế toán phải xác định chi tiết tiền lương đó chi trả cho bộ phận nào và hạch toán theo thông tư nào để hạch toán cho chính xác các khoản mục chi phí của doanh nghiệp.
Tính tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên
Nợ TK 241, 622, 623, 627, 641, 642: Tổng lương và phụ cấp
Có TK 334: Tổng lương và phụ cấp
Tiền thưởng trả cho nhân viên
- Xác định tiền thưởng cho nhân viên được trích từ quỹ khen thưởng:
Nợ TK 3531: Tiền thưởng phải trả nhân viên
Có TK 334: Tiền thưởng phải trả nhân viên
Chi trả tiền thưởng cho nhân viên:
Nợ TK 334: Tiền thưởng chi trả cho nhân viên
Có TK 111, 112: Tiền thưởng chi trả cho nhân viên
Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho nhân viên
- Hàng tháng, căn cứ vào kế hoạch, kế toán tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho nhân viên:
Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642: Số tiền lương nghỉ phép trích trước
Có TK 335: Số tiền lương nghỉ phép trích trước
- Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho nhân viên:
Nợ TK 335: Tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh
Có TK 334: Tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh
HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG BẢO HIỂM
2.1 Tỷ lệ trích các khoản theo lương
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH Và Công văn 2159/BHXH-BT của BHXH Việt Nam áp dụng từ ngày 1/6/2017:
Các khoản trích theo lương | Trích vào Chi phí của DN | Trích vào lương của NLĐ | Tổng |
Bảo hiểm xã hội (BHXH) | 17,5% | 8% | 25,5% |
Bảo hiểm y tế (BHYT) | 3% | 1,5% | 4,5% |
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) | 1% | 1% | 2% |
Tổng | 21,5% | 10,5% | 32% |
Kinh phí công đoàn (KPCĐ) | 2% | 2% |
- Như vậyhàng tháng, doanh nghiệp phải đóng cho cơ quan Bảo biểm xã hội là32%trên tổng quỹ lương phải trả nhân viên (BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN).
- Doanh nghiệp phải đóng cho Liên đoàn lao động của Quận/ Huyện là2%trên quỹ lương phải trả nhân viên (KPCĐ) nếu có thành lập công đoàn.
2.2 Tính vào chi phí của doanh nghiệp
- Kế toán phải xác định chi phí chi tiết theo từng bộ phận nhé.
Tổng tiền bảo hiểm DN phải nộp = 21,5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
Nợ TK 241, 622, 623, 627, 641, 642: Tổng tiền bảo hiểm + KPCĐ doanh nghiệp phải nộp
Có TK 3383 (BHXH): 17,5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
Có TK 3384 (BHYT): 3% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
Có TK 3386 (BHTN): 1% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
Có TK 3382 (KPCĐ): 2% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm (nếu có)
2.3 Trừ vào lương nhân viên
Tổng tiền bảo hiểm nhân viên phải nộp = 10,5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
Nợ TK 334: Tổng tiền bảo hiểm nhân viên phải nộp
Có TK 3383 (BHXH): 8% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
Có TK 3384 (BHYT): 1,5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
Có TK 3386 (BHTN): 1% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ VÀO LƯƠNG KHÁC
3.1 Tạm ứng lương
- Trong kỳ, nếu có nhân viên tạm ứng lương, kế toán phải xác định số tiền lương tạm ứng thực tế phát sinh để trừ vào lương phải trả cho nhân viên và hạch toán:
Nợ TK 334: Số tiền tạm ứng thực tế phát sinh
Có TK 111, 112: Số tiền tạm ứng thực tế phát sinh
3.2 Thuế thu nhập cá nhân phải nộp
- Trong kỳ, nếu có nhân viên phát sinh thuế thu nập cá nhân phải nộp, kế toán tiến hành xác định số thuế phải khấu trừ và trừ vào lương phải trả cho nhân viên:
Nợ TK 334: Số thuế TNCN khấu trừ
Có TK 3335: Số thuế TNCN khấu trừ
- Nộp thuế thu nhập cá nhân thay nhân viên:
Nợ TK 3335: Số thuế TNCN phải nộp
Có TK 111, 112: Số thuế TNCN phải nộp
HẠCH TOÁN CHI TRẢ LƯƠNG NHÂN VIÊN
- Khi hạch toán chi trả lương cho nhân viên, kế toán phải dựa vào Bảng thanh toán tiền lương, phiếu chi lương hoặc chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Tiền lương thực trả = Tổng tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng – Tiền bảo hiểm phải nộp – Các khoản giảm trừ vào lương (tạm ứng, thuế TNCN)
Nợ TK 334: Số tiền lương thực trả
Có TK 111, 112: Số tiền lương thực trả
- Nếu trường hợp phát sinh trả lương cho nhân viên bằng hàng hóa, sản phẩm, kế toán phải xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu bán hàng nội bộ và hạch toán:
Nợ TK 334: Số tiền lương phải trả nhân viên
Có TK 5118: Doanh thu khác (giá bán hàng hóa)
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
HẠCH TOÁN NỘP TIỀN BẢO HIỂM
Quy định trích nộp bảo hiểm:
Theo điều 7, Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“1. Đóng hằng tháng
Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
…
Đóng theo địa bàn
3.1. Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.
3.2. Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó.”
– Hàng tháng, doanh nghiệp trích tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ (nếu có) trên tổng quỹ tiền lương phải trả nhân viên, kế toán hạch toán:
Nợ TK 3383 (BHXH): 25.5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
Nợ TK 3384 (BHYT): 4.5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
Nợ TK 3386 (BHTN): 2% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
Nợ TK 3382 (KPCĐ): 2% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm (nếu có)
Có TK 111, 112: Tổng số tiền bảo hiểm + KPCĐ phải nộp
HẠCH TOÁN TIỀN BHXH PHẢI TRẢ NHÂN VIÊN
- Trong kỳ, nếu có phát sinh nhân viên được hưởng chế độ ốm đau, thai sản thì doanh nghiệp phải tính tiền BHXH phải trả cho nhân viên, kế toán hạch toán:
Nợ TK 3383 (BHXH): Số tiền chế độ được hưởng
Có TK 334: Số tiền chế độ được hưởng
- Sau khi doanh nghiệp nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản của nhân viên lên Cơ quan Bảo hiểm xã hội và nhận được tiền BHXH chuyển về, kế toán hạch toán:
Nợ TK 112: Số tiền nhận được
Có TK 3383 (BHXH): Số tiền nhận được
Doanh nghiệp tiến hàng chi trả cho nhân viên, kế toán hạch toán:
Nợ TK 334: Số tiền chế độ được hưởng
Có TK 111, 112: Số tiền chế độ được hưởng
Trên đây là cách hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán ATC cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết.
Chúc các bạn sức khỏe và thành công!
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Nơi đào tạo kế toán cấp tốc tại Thanh Hóa
Trung tâm kế toán cấp tốc ở Thanh Hóa