Công việc cần lưu ý khi hạch toán kế toán nhà hàng ăn uống

lop dao tao ke toan o thanh hoa

Khi làm kế toán tại nhà hàng, chúng ta cùng lưu ý những gì khi hạch toán, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé!

  1. Doanh thu trong nhà hàng

Đây là công việc ưu tiên đầu tiên trong hệ thống công việc của kế toán nhà hàng vì từ menu món ăn này kế toán sẽ phát triển các công việc liên quan.

– Xây dựng danh sách món ăn.

– Cách viết hóa đơn theo menu riêng của mỗi nhà hàng cùng các hồ sơ đi kèm.

– Bảng kê menu món ăn đi kèm từng hóa đơn.

– Các lưu ý khi xuất hóa đơn từ máy tính tiền theo Thông tư 78/2021 và lưu ý các thời điểm xuất hóa đơn từ máy tính tiền.

lop dao tao ke toan o thanh hoa Khi làm kế toán tại nhà hàng, chúng ta cùng lưu ý những gì khi hạch toán, mời các bạn cùng tham khảo bài
lop dao tao ke toan o thanh hoa
  1. Giá vốn trong nhà hàng

Trong nhà hàng hàng mặc dù món ăn là thành phẩm chính nhưng bên cạnh đó còn có đồ uống đi kèm cần tách:

– Doanh thu Hàng hóa: Bia, đồ uống, nước ngọt Hạch toán vào TK 5111 – Tương ứng giá vốn TK 6321.

Hạch toán kế toán nhà hàng ăn uống

– Doanh thu thành phẩm: Món ăn hạch toán vào TK 5112 – Tương ứng giá vốn TK 6322.

– Đối chiếu mối quan hệ doanh thu & giá vốn của đồ uống, đồ ăn.

  1. Hàng hóa và nguyên vật liệu trong nhà hàng

– Nhập kho nguyên vật liệu, hàng hóa: Với nhà hàng thì nên nhập qua kho với các chứng từ có hóa đơn.

– Hồ sơ với vật tư không có hóa đơn lập bảng kê 01/TNDN kèm theo các chứng từ liên quan khác.

– Xây dựng định mức NVL cho các món ăn bao gồm NVL chính và NVL phụ cho từng món ăn.

NVL trong nhà hàng thường chiếm khoảng 60-70 %(trong đó nguyên vật liệu chính chiếm 50-60%; Còn NVL phụ chiếm 5-10%).

– Xuất nguyên vật liệu chính và các lưu ý khi xuất nguyên vật liệu phụ cho các món ăn.

– Đối chiếu vật tư – hàng hóa – cân đối tính hợp lý, hợp lệ của hàng tồn kho với nhà hàng.

Khi mua vật tư hàng hóa:

Nợ TK 156, 152

Nợ TK 1331

Có TK 331.

Xuất vật tư theo định mức:

Nợ TK 154 (Theo Thông tư 133) | TK 621 (Theo Thông tư 200)

Có TK 152.

  1. Chi phí công cụ dụng cụ trong nhà hàng

– Các công cụ dụng cụ trong nhà hàng khi công ty mới thành lập thường sẽ chi tiết nhiều và số lượng lớn nên đi theo 02 hướng

+ Hướng 1: Nhập kho qua TK 153.

+ Hướng 2: Đưa luôn vào chi phí phân bổ trả trước qua TK 242.

Nợ TK 242

Nợ TK 1331

Có TK 331.

Hàng tháng phân bổ công cụ dụng cụ :

Nợ TK 642: Dùng cho bộ phận quản lý

Nợ TK 154 (Theo Thông tư 133) | Nợ TK 6273 (Theo Thông tư 200)

Có TK 242.

  1. Chi phí khấu hao TSCĐ trong nhà hàng

TSCĐ trong nhà hàng thường có giá trị lớn như hệ thống hút mùi, hệ thống bếp. Khi làm nhà hàng bạn chú ý thêm các nội dung:

– Biên bản hoàn thành lắp đặt , hóa đơn, hợp đồng, chứng từ thanh toán:

Nợ TK 211

Nợ TK 1332

Có TK 331.

– Khấu hao TSCĐ cho các bộ phận:

Nợ TK 642: BP quản lý

Nợ TK 154 (Theo Thông tư 133) | 6274 (Theo Thông tư 200)

Có TK 214.

  1. Chi phí khác trong nhà hàng

Chi phí khác trong nhà hàng nhưchi phí tiếp khách, chi phí xăng xe, điện thoại,…

Nợ TK 642: chi phí dùng cho quản lý

Nợ TK 6278 (Theo Thông tư 200) | Nợ TK 154 (Theo Thông tư 133)

Nợ TK 1331

Có TK 331,111.

  1. Giá thành trong nhà hàng

Về quy trình tình giá thành phân biệt theo 2 thông tư: Với Thông tư 133 không có giai đoạn kết chuyển; còn Thông tư 200 có thêm phần kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh:

lop dao tao ke toan o thanh hoa Khi làm kế toán tại nhà hàng, chúng ta cùng lưu ý những gì khi hạch toán, mời các bạn cùng tham khảo bài
lop dao tao ke toan o thanh hoa

– Theo Thông tư 200

Nợ TK 154

Có TK 621

Có TK 622

Có TK 6278

Có TK 6273

Có TK 6274

– Theo Thông tư 133

Không có bút toán kết chuyển.

Cách tính giá thành món ăn

– Quy trình TÍNH GIÁ THÀNH:

BƯỚC 1:Tạo kỳ tính giá thành và các lưu ý khi tạo kỳ.

BƯỚC 2:Tập hợp chi phí trực tiếp: Phân biệt chi phí trực tiếp theo Thông tư 133 và theo Thông tư 200.

BƯỚC 3:Tính giá thành và phân bổ chi phí.

BƯỚC 4:Tính giá xuất nhập kho và các lưu ý trong các bước này.

  1. Các loại Thuế trong nhà hàng

– Thuế GTGT

  • Cách lập và đối chiếu tờ khai – điều chỉnh sai sót theo hệ thống dễ theo dõi nhất.
  • Cách nộp tờ khai và một số lưu ý khi lập tờ khai GTGT.

– Thuế TNDN

Trước khi lập BCTC cần thực hiện lập tờ khai quyết toán thuế TNDN trước- để mục đích xác định ra số thuế TNDN.

Nợ TK 821/ Có TK 3334

– Thuế TNCN

  • Các kỹ năng lập nhanh Quyết toán thuế TNCN.
  • Các lưu ý khi lập Quyết toán thuế TNCN.
  1. Báo cáo tài chính trong nhà hàng

Báo cáo tài chínhkết quả cuối cùng của năm tài chính và công việc nặng nhất của kế toán.

Để BCTC đúng bạn cần thực hiện đúng các bước trên khoa học hợp lý.

– Báo cáo tài chính gồm:

  • Cân đối kế toán kế toán.
  • Cân đối kế toán.
  • Lưu chuyển tiền tệ.
  • Thuyết minh BCTC.
  • Hệ thống sổ sách đặc thù cho nhà hàng.

Trên đây là bài viết hướng dẫn các lưu ý đối với các bạn làm kế toán nhà hàng, chúc các bạn một ngày mới nhiều năng lượng và thành công!

Trung tâm kế toán ở thanh hóa

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC

Địa chỉ:

Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa

( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)

Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368

lop dao tao ke toan tai thanh hoa

Dia chi hoc kế toan tong hop tai Thanh Hoa

Lop hoc ke toan thue tai Thanh Hoa

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0961.815.368 0948.815.368 Chat facebook Z Chat zalo