Trung tâm kế toán tại thanh hóa
Các trường hợp không phải kê khai, tính và nộp thuế GTGT bao gồm những trường hợp nào?
Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 và Thông tư 193/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 sửa đổi,
bổ sung Thông tư số 219/2013/TT-BTC đã bổ sung thêm một số trường hợp thuộc đối tượng không phải
kê khai, tính nộp thuế GTGT.
Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT được khái quát thành các nhóm chủ yếu sau đây:
Các trường hợp không phải kê khai, tính và nộp thuế GTGT
Các giao dịch không phải là mua bán hàng hoá, dịch vụ
Cơ sở kinh doanh nhận được các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác. \
Khi nhận được các khoản thu này thì đơn vị nhận tiền lập chứng từ thu theo quy định; ngược lại, đơn vị chi tiền sẽ căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.
- Trường hợp bồi thường bằng hàng hoá, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hoá đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hoá, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định;
- Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định.
Các dịch vụ được diễn ra ở ngoài Việt Nam (cơ sở kinh doanh trong nước mua của nước ngoài).
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp: sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị (trừ quảng cáo, tiếp thị trên internet); xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam, dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Bán tài sản không tham gia hoạt động kinh doanh:
Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản.
Các giao dịch cần xử lý do yêu cầu của thực tế quản lý, cần giảm thiểu
chi phí xã hội trong quản lý thuế, ngăn ngừa khả năng gian lận thuế, như:
- Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị
gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã (không phải tính nộp thuế tại cơ sở chuyển nhượng và cũng không
phải kê khai thuế đầu vào tại cơ sở nhận chuyển nhượng).
- Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi,
thuỷ sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp,
hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
Trường hợp bán hàng hoá là các sản phẩm nêu trên cho người mua là hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức,
cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư 219/2013.
Hộ, cá nhân kinh doanh, DN, HTX và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính
trực tiếp trên GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế
biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu kinh doanh thương mại thì
kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.
đ) Điều chuyển tài sản cố định (TSCĐ)
TSCĐ đang sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán
giữa cơ sở kinh doanh và các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn hoặc giữa
các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn để phục vụ cho hoạt động SXKD
hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì không phải lập hoá đơn và kê khai, nộp thuế GTGT (cần phải
có Quyết định hoặc Lệnh điều chuyển tài sản kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản).
Trường hợp tài sản cố định khi điều chuyển đã thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản hoặc điều chuyển
cho cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phải lập hoá đơn GTGT,
kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
Các trường hợp khácCơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế trong các trường hợp sau:
a, Góp vốn bằng tài sản để thành lập Doanh nghiệp
Hồ sơ phải có: biên bản góp vốn, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của Hội đồng
giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo
quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.
b,Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong DN; điều chuyển tài sản khi chia, tách,
hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình DN.
Cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc
tài sản và không phải xuất hoá đơn.
Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư
cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một cơ sở kinh doanh thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải
xuất hoá đơn GTGT và kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
c, Thu đòi người thứ 3 của hoạt động bảo hiểm.
d, Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh.
e, Tiền thu về hàng hóa, dịch vụ do nhận bán đại lý và tiền hoa hồng được hưởng từ hoạt động đại lý
bán đúng giá quy định của bên giao đại lý hưởng hoa hồng đối với các dịch vụ: bưu chính, viễn thông,
bán vé xổ số, vé máy bay, ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ; đại lý vận tải quốc tế; đại lý của các dịch vụ ngành
hàng không, hàng hải mà được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; đại lý bán bảo hiểm.
f, Tiền thu về bán hàng hoá, dịch vụ và tiền hoa hồng đại lý được hưởng từ hoạt động đại lý bán hàng
hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT.
g, Cơ sở kinh doanh không phải nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa
đã xuất khẩu nhưng bị phía nước ngoài trả lại.
Khi cơ sở kinh doanh bán hàng hóa bị trả lại này trong nội địa thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
h, Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hoá được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm,
để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh
doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT.
Trung tâm kế toán tại Thanh Hóa
i, Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả,
nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa
đơn, tính, nộp thuế GTGT.
k, Tổ chức, doanh nghiệp nhận các khoản thù lao từ cơ quan nhà nước do thực hiện hoạt động thu hộ,
chi hộ các cơ quan nhà nước.
Đây là các khoản thù lao nhận được từ các hoạt động thu hộ bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế
tự nguyện cho cơ quan Bảo hiểm xã hội; chi trả trợ cấp ưu đãi cho người có công và trợ cấp khác cho
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; thu thuế của hộ, cá nhân cho cơ quan thuế và các khoản thu hộ,
chi hộ khác cho cơ quan nhà nước.
Trên đây là bài viết hướng dẫn các trường hợp không cần phải kê khai, tính và nộp thuế GTGT, cảm ơn
các bạn đã theo dõi bài viết.
Nếu bạn muốn học kế toán tổng hợp thuế,mời bạn đăng ký khóa học của chúng tôi tại:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Trung tam day kế toan thuc te tai Thanh Hoa
Lop dao tao ke toan uy tin o Thanh Hoa
Nơi đào tạo kế toán cấp tốc tại Thanh Hóa
Trung tâm kế toán cấp tốc ở Thanh Hóa