Học kế toán cấp tốc tại thanh hóa
Ở mọi công trình xây dựng, chi phí quản lý dự án rất quan trọng. Vậy theo quy định của nhà
nước thì chi phí quản lý bao gồm những gì? Cách tính như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu
trong bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm:
Theo điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định 10/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư
xây dựng, chi phí quản lý dự án là các chi phí cần thiết để tổ chức quản lý việc thực hiện và thực
hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến kết thúc xây
dựng đưa vào công trình của dự án vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng.
Chi phí quản lý dự án bao gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 30 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, các cá nhân, tổ chức thực hiện quản lý dự án
sẽ nắm bắt được nội dung của chi phí quản lý dự án bao gồm những gì để thực hiện.
Theo đó, trong một dự án, chi phí quản lý dự án sẽ được tính vào những nội dung sau:
– Những chi phí liên quan đến tiền lương cho các cán bộ ban quản lý dự án; tiền công trả cho
người lao động; các khoản trợ cấp, phụ cấp lương, tiền thưởng theo doanh thu; các khoản đóng
góp (trích nộp phụ cấp cho bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; kinh phí công
đoàn, trích nộp khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân được hưởng lương từ dự án);
– Ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý dự án;
– Thanh toán các dịch vụ công cộng;
– Vật tư văn phòng phẩm;
– Thông tin, tuyên truyền, liên lạc;
– Tổ chức hội nghị có liên quan đến dự án;
– Công tác phí;
– Thuê mướn, sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ quản lý dự án;
– Chi phí khác và chi phí dự phòng.
Định mức chi phí quản lý dự án
Mỗi loại chi phí quản lý dự án sẽ có một định mức riêng biệt, được quy định tại
Bảng 1.1 ban hành
kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BXD do Bộ Xây dựng ban hành.
Dựa vào các định mức chi phí quản lý dự án này, chủ đầu tư có thể xác định được mức chi phí quản
lý dự án phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án đó.
Cách tính chi phí quản lý dự án
– Chi phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tưđược xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%)
nhân với chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (chưa tính thuế giá trị gia tăng) trong tổng mức đầu tư
của dự án.
– Đối với chi phí dự án trong dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc tổng dự toán công trình
thì được xác định theo định mức tỷ lệ (%) (cùng định mức tỷ lệ % sử dụng để tính chi phí quản lý
dự án trong tổng mức đầu tư được duyệt) nhân với chi phí xây dựng và thiết bị (chưa có thuế giá
trị gia tăng) trong dự toán xây dựng công trình hoặc tổng dự toán công trình.
– Một số trường hợp chi phí quản lý dự án được xác định như sau:
+ Các dự án đầu tư xây dựng trên biển; trên đảo; dự án trải dài dọc theo tuyến biên giới trên
đất liền, dự án tại xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (vùng bãi ngang ven biển
và hải đảo; xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn bản đặc biệt khó khăn) theo quy định của
Chính phủ và được điều chỉnh với hệ số k= 1,35.
– Chi phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tưđược xác định theo định mức tỷ lệ phần
trăm (%) nhân với chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (chưa tính thuế giá trị gia tăng) trong
tổng mức đầu tư của dự án.
– Đối với chi phí dự án trong dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc tổng dự toán
công trìnhthì được xác định theo định mức tỷ lệ (%) (cùng định mức tỷ lệ % sử dụng để
tính chi phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư được duyệt) nhân với chi phí xây dựng
và thiết bị (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong dự toán xây dựng công trình hoặc tổng dự
toán công trình.
– Một số trường hợp chi phí quản lý dự án được xác định như sau:
+ Các dự án đầu tư xây dựng trên biển; trên đảo; dự án trải dài dọc theo tuyến biên giới trên
đất liền, dự án tại xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (vùng bãi ngang ven biển
và hải đảo; xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn bản đặc biệt khó khăn) theo quy định của
Chính phủ và được điều chỉnh với hệ số k= 1,35.
+ Dự án trải dài theo tuyến trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên hoặc dự án gồm các công trình riêng
biệt được xây dựng trên địa bàn nhiều tỉnh khác nhau thì được điều chỉnh với hệ số k=1,1.
+ Trường hợp dự án được quản lý theo hình thức chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của
mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng lực để trực tiếp quản lý dự án,
thì được điều chỉnh với hệ số k=0,8.
+ Trường hợp chi phí thiết bị chiếm tỷ trọng ≥ 50% tổng chi phí xây dựng và thiết bị trong tổng
mức đầu tư được duyệt thì điều chỉnh định mức chi phí quản lý dự án với hệ số k = 0,8.
+ Trường hợp dự án được quản lý theo các dự án thành phần trong đó mỗi dự án thành phần
có thể vận hành, khai thác sử dụng độc lập hoặc được phân kỳ đầu tư để thực hiện thì chi phí
quản lý dự án xác định riêng theo quy mô của từng dự án thành phần.
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách tính chi phí quản lý dự án, kế toán ATC cảm ơn các bạn đã
quan tâm bài viết!
Chúc các bạn sức khỏe và thành công!
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Trung tam dao tao ke toan thuc hanh chat luong tai Thanh Hoa
Học kế toán thuế tại Thanh Hóa