Lớp học kế toán tại Thanh Hóa
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, có những trường hợp phát sinh ngược làm giảm trừ doanh thu, chi phí, thuế các loại…
Hàng bán bị trả lại là một trong các trường hợp như vậy.
ATC sẽ chia sẻ cùng các bạn kế toán chi tiết về nghiệp vụ này.
Cùng theo dõi nhé!
Hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. Do các nguyên nhân như: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.
Tại điểm 2.8 Phụ lục 4 – Hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa – dịch vụ đối với trường hợp trả lại hàng của thông tư 39/2014/TT-BTC được thực hiện như sau:
– Khi bán hàng: NB đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng
=> Sau đó người mua phát hiện ra hàng lỗi, kém chất lượng, không đúng mẫu mã, chủng loại … như đã thỏa thuận
=>Người muamuốn trả lại 1 phần hoặc toàn bộ số hàng
Người mua ở đây có thể là công ty hoặc cá nhân, nên dưới đây Kế Toán ATC chúng ta sẽ đi xử lý từng đối tượng:
Cách kê khai hàng bán bị trả lại:
* Xác định kỳ kê khai hóa đơn trả lại hàng của bên mua hoặc hóa đơn bị trả lại hàng của bên bán:
Hóa đơn trả lại hàng phát sinh vào kỳ nào thì kê khai vào kỳ đó
Cụ thể:
+ Tại Ví dụ 1: xuất hóa trả lại hàng phát sinh vào tháng 3/2021 -> 2 bên sẽ kê khai vào tháng 3/2021 (nếu KK theo tháng) hoặc quý 1/2021 (nếu KK theo quý)
+ Tại Ví dụ 2: xuất hóa trả lại hàng phát sinh vào tháng 4/2021 -> 2 bên sẽ kê khai vào tháng 4/2021 (nếu KK theo tháng) hoặc quý 2/2021 (nếu KK theo quý)
* Cách kê khai cụ thể:
–Bên mua: Khi xuất hóa đơn trả lại hàng sẽ kê khai âm đầu vào:
+ Nếu bạn làm bảng kê mua vào: thì kê khai âm ở bảng kê mua vào
+ Nếu bạn không làm bảng kê mua vào: thì kê khai âm tại chỉ tiêu (23), giảm thuế GTGT đầu vào tại chỉ tiêu (24) và (25) trên tờ khai thuế 01/GTGT
–Bên bán: Khi nhận hóa đơn trả lại hàng sẽ kê khai âm đầu ra:
+ Nếu bạn làm bảng kê bán ra: thì kê khai âm ở bảng kê bán ra
+ Nếu bạn không làm bảng kê bán ra: thì kê khai âm tại chỉ tiêu từ 26 đến 33 trên tờ khai thuế 01/GTGT (Tùy theo mức thuế suất của mặt hàng trên hóa đơn) (Nếu 10% thì kê khai âm tại chỉ tiêu (32), chỉ tiêu (33).
* Thêm lời chia sẻ trường hợp: Nếu việc bán hàng và trả lại hàng đảm bảo cả 2 yếu tố:
+ Xảy ra trong cùng 1 kỳ kê khai
+ Trả lại toàn bộ số hàng đã mua trước đó
=> Thì các bạn không cần phải kê khai cả 2 hóa đơn: hóa đơn khi bán (hoặc mua) và hóa đơn bị trả lại hàng (hoặc trả lại hàng)
Vì:
+ Hiện nay không còn phải nộp bảng kê mua vào bán ra. Doanh nghiệp có thể lập làm căn cứ đưa vào tờ khai, còn không phải nộp cho cơ quan thuế.
+ Nếu kê khai thì 1 âm và 1 dương sẽ bù trừ cho nhau hết giá trị (có kê khai cũng như không)
Tại Ví dụ 1 nêu trên đang thuộc trường hợp này: việc bán hàng và trả lại hàng đều ở tháng 9 hoặc quý 3. Nếu công ty ATC kê khai thì:
+ Khi bán hàng: Kê khai đầu ra dương 2.400.000 (tiền thuế GTGT)
+ Khi nhận hóa đơn trả lại hàng: Kê khai đầu ra âm 2.400.000 (tiền thuế GTGT)
=> Bù trừ âm dương cho nhau sẽ bằng 0 (giống ko kê khai)
TRUNG TÂM KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368
Địa chỉ: Số 01A45 Đại Lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa
(Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).
Lop ke toan cap toc tai Thanh Hoa
Lop ke toan thuc hanh o Thanh Hoa
Lop ke toan thuc te tai Thanh