Học kế toán ở thanh hóa
Bài viết hôm nay kế toán ATC sẽ thông tin đến bạn đọc về hệ số nợ, phân tích về đặc điểm,
công thức và ý nghĩa của hệ số nợ, mời các bạn theo dõi nhé!
Hệ số nợ là gì
Hệ số nợ trong tiếng Anh là Debt to Equity Ratio (D/E) là một loại chỉ số để đánh giá đòn
bẩy tài chính của một công ty. Hệ số này giúp xác định tổng số nợ liên quan đến tài sản,
đồng thời cho phép so sánh mức đòn bẩy được sử dụng giữa các công ty khác nhau.
Đặc điểm
– Hệ số nợ phản ánh khả năng của vốn chủ sở hữu để trang trải tất cả các khoản nợ
tồn đọng trong trường hợp kinh doanh suy thoái
– Hệ số nợ cho biết mức độ an toàn tài chính cao hay thấp, có trang trải được nợ khi
doanh nghiệp phá sản hay không?
– Hệ số nợ phụ thuộc vào một số yếu tố”
+ Quy mô doanh nghiệp
+ Loại hình
+ Lĩnh vực hoạt động
+ Mục đích vay
Muốn biết được hệ số nợ này đang cao hay thấp thì cần so sánh với tỷ số trung bình ngành,
kết hợp với các chỉ số tài chính khác để có thể đánh giá chính xác.
Công thức tính hệ số nợ
Công thức tính hệ số nợ như sau:
Hệ số nợ | = | Tổng nợ |
Tổng tài sản |
Công thức này cho biết hiện tại tổng số tài sản của doanh nghiệp trong đó có khoảng
bao nhiêu phần trăm là nợ vay được tài trợ:
– Nếu hệ số nợ lớn hơn 1 thì cho thấy phần lớn tài sản của công ty được tài trợ bởi các khoản nợ
– Nếu hệ số nợ nhỏ hơn 1 thì đa phần tài sản doanh nghiệp được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu
Ví dụ: Một công ty có hệ số nợ bằng 0,4 có nghĩa là 40% tài sản của doanh nghiệp được tài
trợ bởi các khoản nợ, chỉ có 60% còn lại mới bằng vốn của chủ sở hữu
Ý nghĩa
– Hệ số cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng các khoản nợ là
bao nhiêu. Hệ số nợ thấp có thể cho thấy việc sử dụng nợ không hiệu quả hay hiệu quả
đòn bẩy tài chính thấp, còn hệ số nợ cao thể hiện gánh nặng về nợ lớn, có thể dẫn đến
tình trạng mất khả năng thanh toán.
– Để đánh giá tỷ số nợ của doanh nghiệp, phải căn cứ nhiều yếu tố như ngành, nghề, quy mô
doanh nghiệp, mục đích vay vốn… thông thường, hệ số nợ ở mức 60% (60/40) là chấp nhận
được, khá an toàn.
– Ngoài hệ số nợ, Hệ số Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu cũng được dùng để đo lường mức
độ rủi ro tài chính, cho biết mức độ thiệt hại của các chủ nợ khi doanh nghiệp mất khả năng
thanh toán (phá sản)
5. Lưu ý khi sử dụng hệ số nợ trong phân tích
Tổng tài sản bao gồm cả tài sản vô hình và hữu hình. Trong khi đó, hệ số nợ thể hiện tỉ
lệ của tổng nợ/ tổng tài sản nên chất lượng tài sản không thể đo đếm được. Đây chính là
hạn chế của hệ số nợ mà ít người biết đến.
- Khi sử dụng hệ số nợ, cần phảixem xét ngành mà công ty hoạt động. Bởi vì các
ngành khác nhau có nhu cầu vốn và tốc độ tăng trưởng khác nhau, hệ số nợ tương đối cao
có thể phổ biến ở một ngành, trong khi hệ số nợ tương đối thấp có thể phổ biến ở ngành khác.
- Hệ số nợ cũng cần đượcxác định theo thời giangiống như các hệ số khác để đánh
giá rủi ro tài chính. Nếu hệ số nợ có xu hướng tăng thì đó là biểu hiện của việc công ty không
có sẵn tiền hoặc không thể trả hết nợ. Trong tương lai, công ty rất có thể sẽ vỡ nợ hoặc phá sản.
- Những thay đổi của nợ dài hạn và tài sản có xu hướng ảnh hưởng lớn nhất đến hệ số
nợ vì thường chiếm tỷ trọng lớn. Để đánh giá đòn bẩy tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp
và khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ phải trả dưới 1 năm thì có thểsử dụng các chỉ số khác liên quannhư:
Tỷ lệ tiền mặt | = | (Nợ ngắn hạn + Tiền mặt) |
Chứng khoán thị trường |
Tỷ lệ hiện tại | = | Nợ ngắn hạn |
Tài sản ngắn hạn |
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách phân tích hệ số nợ trong doanh nghiệp, chúc các bạn làm tốt nhé!
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Trung tâm học kế toán tốt nhất tại Thanh Hóa
Trung tâm học kế toán tốt nhất ở Thanh Hóa