Chi phí trả trước là gì? Đặc điểm và cách phân loại ngắn hạn, dài hạn

Học kế toán cấp tốc ở thanh hóa

Phân biệt chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn như thế nào? Và cách hạch toán loại chi phí này ra sao? Mời bạn theo dõi bài viết sau nhé!

  1. Khái niệm

Chi phí trả trước là khoản chi đã phát sinh trong một kỳ nhưng lại phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ sau đó.

Vì vậy, nó có các đặc điểm sau:

  • Là tài khoản thuộc Tài sản doanh nghiệp, vì bản chất là doanh nghiệp chưa sử dụng khoản chi này mà mới thanh toán trước
  • Có liên quan đến nhiều kỳ kế toán
  • Định kỳ, doanh nghiệp phân bổ từ chi phí trả trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ đó để đảm bảo nguyên tắc ghi nhận chi phí.
Học kế toán cấp tốc ở thanh hóa Phân biệt chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn như thế nào? Và cách hạch toán loại chi phí này ra sao? Mời
Học kế toán cấp tốc ở thanh hóa
  1. Chi phí trả trước bao gồm những khoản nào?

Các khoản chi phí trả trước bao gồm:

– Tiền thuê trả trước để thuê cơ sở hạ tầng, thuê hoạt động TSCĐ (quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng làm việc, cửa hàng và TSCĐ khác) phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ kế toán.

– Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo, quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động (phân bổ tối đa không quá 3 năm)

– Chi phí mua bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản,…) và các loại lệ phí mà doanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều kỳ kế toán;

– Công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến hoạt động kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán;

– Chi phí đi vay trả trước về lãi tiền vay hoặc lãi trái phiếu ngay khi phát hành;

– Chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn doanh nghiệp không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phân bổ tối đa không quá 3 năm;

– Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê tài chính hoặc thuê hoạt động

– Số chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê hoạt động;

  1. Phân loại

Dựa trên thời gian trả trước mà chi phí này được phân loại thành nhóm ngắn hạn và dài hạn.

Cách phân loại như sau:

3.1 Chi phí trả trước ngắn hạn

Chi phí trả trước ngắn hạn là số tiền trả trước để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong khoảng thời giankhông quá 12 thánghoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm trả trước.

Chi phí này được theo dõi tại mã số 151 của bảng cân đối kế toán.

Học kế toán cấp tốc ở thanh hóa Phân biệt chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn như thế nào? Và cách hạch toán loại chi phí này ra sao? Mời
Học kế toán cấp tốc ở thanh hóa

3.2 Chi phí trả trước dài hạn

Chi phí trả trước dài hạn là số tiền trả trước để được cung cấp hàng hóa, dịch vụ có thời hạntrên 12 thánghoặc hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường kể từ thời điểm trả trước;

Ngoài ra, lợi thế thương mại và lợi thế kinh doanh còn chưa phân bổ vào chi phí tại thời điểm báo cáo thì cũng được coi là CP trả trước dài hạn.

CP trả trước dài hạn được báo cáo tại Mã số 261 của bảng cân đối kế toán.

Lưu ý: Doanh nghiệp không phải tái phân loại chi phí trả trước dài hạn thành loại ngắn hạn.

  1. Nguyên tắc ghi nhận

Nguyên tắc kế toán chi phí trả trước như sau:

  • Việc tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKD từng kỳ phải dựa trên tính chất, mức độ từng loại chi phí để lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý.
  • Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết từng khoản CP trả trước theo từng kỳ hạn, tình trạng phân bổ và số còn lại.
  • Đối với các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ, trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc người bán không thể cung cấp hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp sẽ chắc chắn nhận lại các khoản trả trước bằng ngoại tệ thì được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và phải đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo (là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch).
  1. Cách hạch toán chi phí trả trước

  • Khi phát sinh các khoản chi phí trả trước, kế toán ghi:

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 153, 331, 334, 338,…

  • Định kỳ tiến hành phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKD, ghi:

Nợ các TK 623, 627, 635, 641, 642

Có TK 242 – Chi phí trả trước.

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách phân biệt chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

lớp đào tạo kế toán ở thanh hóa Phân biệt chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn như thế nào? Và cách hạch toán loại chi phí này ra sao? Mời
lớp đào tạo kế toán ở thanh hóa

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC

Địa chỉ:

Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa

( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)

Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368

Học kế toán cấp tốc tại thanh hóa

đào tạo kế toán thực tế tại thanh hóa

dao tao ke toạn thuc te tai thanh hoa

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0961.815.368 0948.815.368 Chat facebook Z Chat zalo