Học kế toán ở thanh hóa
Trường hợp nào được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp thuế, tiền phạt theo quy định của
luật quản
lý thuế? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Các trường hợp được xóa nợ tiền thuế,
Tại Điều 85 của Luật quy định các trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt,
đó là:
Một là, doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định
của pháp luật về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Hai là, cá nhân đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất năng lực hành vi dân sự mà không
có tài sản, bao gồm cả tài sản được thừa kế để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.
Ba là: các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế không thuộc trường hợp
quy định tại 2 trường hợp nêu trên, mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng biện pháp cưỡng chế quy
định tại điểm g khoản 1 Điều 125 của luật này và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
này đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế nhưng không có khả năng thu hồi.
Người nộp thuế là cá nhân, cá nhân kinh doanh, chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh
nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm
nộp, tiền phạt quy định tại trường hợp này trước khi quay lại sản xuất kinh doanh hoặc thành lập cơ
sở sản xuất kinh doanh mới thì phải hoàn trả cho Nhà nước khoản nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm
nộp đã được xoá.
Bốn là, tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai,
thảm họa, dịch bệnh có phạm vi rộng đã được xem xét miễn tiền chậm nộp theo quy định
tại khoản 8 Điều 59 của Luật này và đã được gia hạn nộp thuế theo quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 62 của Luật này mà vẫn còn thiệt hại, không có khả năng phục hồi được
sản xuất kinh doanh và không có khả năng
nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Chính phủ quy định việc phối hợp giữa cơ quan quản lý thuế và cơ quan đăng ký kinh
doanh, chính quyền địa phương bảo đảm các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
đã được xóa phải được hoàn trả vào ngân sách nhà nước theo quy định tại trường hợp
thứ 3 được xóa nợ, trước khi cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.
Thẩm quyền xóa nợ thuế
Đối với khoản nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã không thuộc trường hợp bị tuyên bố phá sản và
khoản nợ này đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế nhưng không có khả năng thu hồi,
thì thẩm quyền xóa nợ quy định như sau: khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt dưới 5 tỷ
đồng giao chủ tịch UBND cấp tỉnh; từ 5 đến 10 tỷ đồng giao Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan; từ 10 đến 15 tỷ đồng giao Bộ trưởng Bộ Tài chính và trên 15 tỷ đồng giao
Thủ tướng Chính phủ.
Đối với khoản nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản thì thẩm quyền xóa nợ giao chủ tịch
UBND cấp tỉnh quyết định (không quy định khoản nợ phải quá 10 năm và cũng không quy định mức
tiền xóa nợ, nghĩa là không giới hạn về mức tiền xoá nợ).
Nợ thuế vẫn đang là thách thức không nhỏ với ngành Thuế khi số nợ không có khả năng thu hồi vẫn
tích tụ qua nhiều tháng, năm gây lãng phí nhân sự quản lý và làm mất cân đối với cán cân thu ngân sách
nhà nước.
Chính vì vậy, việc Luật Quản lý thuế đưa hẳn một chương về khoanh nợ, xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt sẽ được xem là cơ sở pháp lý quan trọng giải quyết dứt điểm những khoản nợ không có khả năng
thu hồi, cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Trên đây là bài viết chia sẽ thông tin về trường hợp xóa tiền nợ thuế, nộp chậm…
Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm!
Chúc các bạn thành công!
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Hoc ke toan thuc hanh tai thanh hoa
Hoc kế toán thực hành ở thanh hóa