Vốn điều lệ là gì? Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Đào tạo kế toán tại Thanh Hóa

Muốn hoạt động tốt doanh nghiệp cần có vốn điều lệ, vậy vốn điều lệ là gì? Chúng ta

cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Dao tao ke toan tai thanh hoa Muốn hoạt động tốt doanh nghiệp cần có vốn điều lệ, vậy vốn điều lệ là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay
Đào tạo kế toán tại Thanh Hóa

1.Vốn điều lệ là gì

Vốn điều lệ là tổng số giá trị tài sản mà chủ sở hữu hoặc các thành viên công ty đã góp

hoặc cam kết sẽ góp khi tiến hành thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp

danh; tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ

phần, số vốn điều lệ này sẽ được ghi trong điều lệ doanh nghiệp.

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản góp vốn có thể là đồng Việt Nam, ngoại tệ chuyển

đổi tự do, vàng, các tài sản khác như: quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ,

bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam.

Một trong những ý nghĩa quan trọng của vốn điều lệ là xác định tỷ lệ phần vốn góp hay

sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông góp vốn trong công ty. Do đó tạo cơ sở cho việc

phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông đó.

Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về phạm vi vốn bao gồm những khoản nợ phải trả

và các nghĩa vụ tài sản khác. Các thành viên, cổ đông phải chịu trách nhiệm trong phạm

vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp đối với các khoản nợ và tài sản khác, trừ một số trường

hợp được quy định riêng.

Dao tao ke toan tai thanh hoa Muốn hoạt động tốt doanh nghiệp cần có vốn điều lệ, vậy vốn điều lệ là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay
Dao tao ke toan tai thanh hoa
  1. Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Cần phân biệt rõ vốn điều lệ và vốn pháp định. Vốn pháp định là số vốn tối thiểu mà doanh

nghiệp phải có để được phép thành lập doanh nghiệp, và chỉ được áp dụng cho một số ngành

nghề kinh doanh nhất định. Tùy theo ngành nghề, lĩnh vực khác nhau sẽ quy định số vốn pháp

định khác nhau, tuy nhiên vốn điều lệ phải lớn hơn hoặc bằng với vốn pháp định. Ví dụ vốn

pháp định đối với công ty chứng khoán là 50 tỷ đồng

  1. Vốn điều lệ tối thiếu và tối đa

Pháp luật không quy định số vốn tối thiểu và tối đa. Do vậy nếu ngành nghề kinh doanh không

yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp kê khai mức phù hợp với quy mô kinh doanh thực tế

của doanh nghiệp mình cũng như tình hình góp vốn của các thành viên.

  1. Có cần minh chứng vốn điều lệ hay không

Câu trả lời là không. Hiện nay khi thành lập doanh nghiệp thì không cần chứng minh

số vốn của mình. Cơ quan đăng ký kinh doanh hay cơ quan Thuế cũng không kiểm

tra doanh nghiệp. Tuy nhiên sau thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận Giấy chứng nhận

đăng ký doanh nghiệp, nếu số vốn góp chưa đủ thì doanh nghiệp phải điều chỉnh lại

theo số vốn thực tế đã góp. Thực tế hiện nay đa phần doanh nghiệp Việt Nam chưa

góp đủ số vốn điều lệ, tuy nhiên chỉ cần công ty hoạt động có hiệu quả và quản lý tốt

việc kinh doanh của mình.

Dao tao ke toan tai thanh hoa Muốn hoạt động tốt doanh nghiệp cần có vốn điều lệ, vậy vốn điều lệ là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay
Dao tao ke toan tai thanh hoa

5.Nên đăng ký vốn điều lệ như thế nào

Việc đăng ký vốn điều lệ không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp (trừ các ngành nghề yêu cầu mức vốn tối thiểu), tuy nhiên nó liên quan đến số

thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng, cụ thể như sau

Loại hình doanh nghiệpSố thuế môn bài phải nộp
Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng3.000.000 đồng/năm
Doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng2.000.000 đồng/năm
Văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác..1.000.000 đồng/năm

Vốn điều lệ chính là cam kết trách nhiệm của doanh nghiệp đối với khách hàng, đối tác.

Nếu vốn điều lệ quá thấp thì khó tạo được niềm tin, sự uy tín đối với khách hàng, đối tác.

Đối với trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn kinh doanh từ ngân hàng thì số vốn

quá thấp có thể làm giảm sự tin tưởng của ngân hàng, gây khó khăn trong việc mở rộng sản

xuất kinh doanh. Nếu vốn quá cao sẽ tạo dựng được uy tín cho doanh nghiệp nhưng đồng

thời mức độ rủi ro cũng sẽ tăng lên.

6.Vốn điều lệ của các công ty

Vốn điều lệ của Công ty TNHH 1 thành viên là tổng giá trị tài sản, có thể là tiền, tài sản

do chủ sở hữu góp hoặc cam kết góp, được ghi rõ trong điều lệ công ty.

Đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là tổng giá trị tài sản, có thể là tiền, tài sản do

chủ sở hữu và các thành viên góp hoặc cam kết góp, được ghi rõ trong điều lệ công ty.

Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá của cổ phần các loại đã bán hoặc có

thể là cổ phần đã được đăng ký mua và được ghi rõ trong điều lệ công ty.

Trên đây là bài viết thông tin đến bạn đọc về vốn điều lệ, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Chúc các bạn thành công!

Dao tao ke toan tai thanh hoa

Nếu bạn muốn học kế toán tổng hợp thuế,mời bạn đăng ký khóa học của chúng tôi tại:

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC

Địa chỉ:

Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa

( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)

Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368

Dao tao ke toan tai thanh hoa

Nơi học kế toán tốt nhất tại Thanh Hóa

Dia chi day ke toan thuc hanh tai Thanh Hoa

Hoc ke toan tai Thanh Hoa

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0961.815.368 0948.815.368 Chat facebook Z Chat zalo