Đào tạo kế toán tại Thanh Hóa
Làm kế toán tại các nhà hàng và khách sạn thì các công việc cần làm của kế toán gồm những gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của kế toán ATC nhé
Quy trình làm kế toán nhà hàng khách sạn
Sau đây là một số công việc cụ thể của bộ phận kế toán trong nhà hàng, khách sạn:
Kế toán kho – nhập/xuất NVL, hàng hóa
Nhiệm vụ củakế toán kholà theo dõi hàng hoá xuất nhập, kiểm soát hàng tồn kho:
- Định kỳ kiểm tra số lượng xuất nhập tồn và số lượng hàng hoá thực tế trong kho.
- Hàng tháng, kết hợp cùng thủ kho kiểm kê số lượng hàng hoá tồn thực tế trong kho, bếp, minibar và báo cáo Giám đốc.
- Những mặt hàng tươi sống cần có kế hoạch tồn kho, mua hàng phù hợp.
- Nhận các chứng từ nhập/xuất từ bộ phận kho, mua hàng.
- Kiểm tra tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của các chứng từ xuất nhập theo quy định của công ty.
- Hàng ngày nhập các chứng từ vào phần mềm.
- Có kế hoạch đôn đốc các bộ phận liên quan chuyển giao chứng từ đúng hạn để phục vụ cho việc lập kế hoạch và lên các báo cáo.
- Tổ chức lưu trữ các chứng từ xuất/nhập.
- Báo cáo kịp thời khi phát hiện các sai phạm trong quá trình xuất nhập không đúng theo nguyên tắc kế toán.
Quản lý định mức tồn kho, đặt hàng:
- Xem xét số lượng xuất hàng hàng ngày so với định mức tồn kho quy định của Nhà hàng.
- Xem xét số lượng đặt hàng yêu cầu so với số lượng đặt hàng đã quy định.
- Báo cáo và có hướng xử lý với Trưởng bộ phận về các trường hợp không thực hiện đúng định mức tồn kho và số lượng đặt hàng, hoặc có những biến động đột xuất.
Kế toán mua hàng và thanh toán (công nợ)
Kiểm soát giá cả hàng hoá mua vào:
- Thu thập báo giá của nhà cung cấp.
- Theo dõi việc tăng giảm giá của các nhà cung cấp.
- Định kỳ hàng tháng kiểm tra giá cả trên thị trường và so sánh với giá của nhà cung cấp.
- Kiểm tra tính chính xác về giá, nhà cung cấp với hàng hoá mua ngoài.
Lập kế hoạch thu mua hàng hóa:
- Lập các kế hoạch thu mua hàng hóa để kế toán thanh toán lên kế hoạch tài chính cho phù hợp tránh các tình trạng thiếu hàng và thiếu tiền.
- Các mặt hàng hoá là nông sản, hải sản, thủy sản thường khó có hóa đơn chứng từ do thường mua ở chợ hoặc của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra. Vì vậy, kế toán cần lập Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN khi mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm). Trên thực tế, các mặt hàng này vẫn lấy được hóa đơn nếu bạn mua ở các siêu thị nhưng giá cả sẽ đắt hơn cho so với giá cả ngoài thị trường. Nếu mua hàng hóa có hóa đơn ở các siêu thị thì phải có các yếu tố ràng buộc: đặt cọc ký quỹ, lấy hàng cũng phải theo quy trình thủ tục, các vấn đề công nợ tồn đọng và thủ tục trả lại hàng nếu phát sinh cũng sẽ trở nên phức tạp theo quy định của họ,….
Kế toán quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ
- Theo dõi số lượng tài sản, công cụ mua về và xuất dùng.
- Hỗ trợ kế toán thanh toán trong việc thanh toán cho nhà cung cấp.
- Theo dõi số lượng công cụ tăng giảm định kỳ hàng tháng (như bể vỡ, hỏng hóc, mua mới, …)
- Đánh giá tình trạng công cụ hư hỏng hàng tháng có kế hoạch mua mới thay thế.
- Tổ chức việc quản lý tài sản cố định, các máy móc, công cụ quan trọng như dán nhãn, theo dõi chi phí.
- Tổ chức kiểm kê thực tế tài sản, máy móc, công cụ hàng tháng.
Kế toán giá thành
Tính định mức tiêu hao NVL:
- Phối hợp với bếp trưởng hoặc chủ doanh nghiệp (công ty nhỏ) để lập định mức chi tiết NVL cho các món ăn.
- Tính định mức tiêu hao với nhiều loại nguyên vật liệu thay thế.
- Tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu phụ như các loại gia vị, dầu ăn, …
- Kiểm tra định kỳ việc tiêu hao vật tư từ bếp.
- Lưu trữ định mức NVL để làm căn cứ tính giá thành món ăn đồng thời cũng làm căn cứ để giải trình cơ quan thuế sau này.
Tính giá thành món ăn:
- Từ định mức số lượng/khối lượng NVL chi tiết, thông tin nhập xuất kho NVL, và thông tin thành phẩm hoàn thành,… kế toán tiến hành tính giá vốn tương ứng cho món ăn.
- Tính giá thành theo từng đoàn khách lưu trú.
- Từ giá vốn có thể áp giá bán cho phù hợp để đảm bảo kinh doanh có lợi nhuận.
Kế toán doanh thu và thủ quỹ
- Ghi nhận và kiểm tra thanh toán hằng ngày.
- Quản lý khách hàng thanh toán chậm.
- Xuất hóa đơn trong ngày.
Các loại báo cáo của kế toán nhà hàng, khách sạn
Ngoài việc lập các báo cáo theo quy định của bộ tài chính, kế toán nhà hàng, khách sạn cần lập một số báo cáo quản trị nhằm phân tích, đánh giá chính xác về doanh thu, chi phí như:
- Báo cáo hiệu quả kinh doanh theo bộ phận và mặt hàng.
- Báo cáo hiệu quả kinh doanh theo bộ phận và đơn hàng.
- Báo cáo chi phí bán hàng.
- Báo cáo tiêu hao nguyên liệu.
- Bảng kê chi tiết số lượng bán hàng tháng.
- Bảng kê chi tiết doanh thu hàng tháng.
- Các báo cáo đặc thù khác…
Trên đây là các công việc cần làm của kế toán khách sạn, nhà hàng, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Chúc các bạn thàng công!
Nếu bạn muốn học kế toán tổng hợp thuế,mời bạn đăng ký khóa học của chúng tôi tại:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Nơi học kế toán thực tế ở Thanh Hóa
Trung tâm dạy kế toán cấp tốc ở Thanh Hóa
Noi hoc kế toan thuc te tai Thanh Hoa