Hướng dẫn cách hạch 641 theo Thông tư 200

Học kế toán cấp tốc tại thanh hóa

Theo thông tư 200 thì tài khoản 641 được hạch toán như thế nào? Nếu bạn muốn biết câu trả lời mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!

  1. Kết cấu và nội dung của tài khoản chi phí bán hàng

Theokhoản 2, Điều 91 của Thông tư 200/2014/TT-BTC, cấu trúc của tài khoản 641 – Chi phí bán hàng được quy định như sau:

Tài khoản 641 – Chi phí bán hàngđược phân chia thành7 tài khoản cấp 2, bao gồm:

  • Tài khoản 6411: Chi phí nhân viên
  • Tài khoản 6412: Chi phí vật liệu, bao bì
  • Tài khoản 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng
  • Tài khoản 6414: Chi phí khấu hao tài sản cố định
  • Tài khoản 6415: Chi phí bảo hành
  • Tài khoản 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài
  • Tài khoản 6418: Chi phí khác bằng tiền
  1. Hướng dẫn hạch toán chi phí bán hàng – Tài khoản 641

2.1 Tiền lương, tiền công, phụ cấp, trích bảo hiểm

Học kế toán cấp tốc tại thanh hóa

Tính các khoản chi cho nhân viên bao gồm lương, phụ cấp, tiền ăn giữa ca, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp và các hỗ trợ khác (như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện,…) cho nhân viên phục vụ trực tiếp trong quá trình bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, thực hiện hạch toán như sau:

  • Nợ tài khoản 641: Chi phí bán hàng:
  • Có tài khoản 334: Tiền lương và tiền công trả cho người lao động.
  • Có tài khoản 3383: Khoản trích bảo hiểm xã hội.
  • Có tài khoản 3384: Khoản trích bảo hiểm y tế.
  • Có tài khoản 3386: Khoản trích bảo hiểm thất nghiệp.
  • Có tài khoản 3382: Kinh phí công đoàn (KPCĐ).

2.2 Giá trị dụng cụ, vật liệu, hàng hóa phục vụ cho việc bán hàng

  • Nợ tài khoản 641 – Chi phí bán hàng
  • Có các TK 152, 153, 242: Phản ánh giá vốn công cụ, dụng cụ và vật liệu đã sử dụng trong quá trình bán hàng.

2.3 Trích TSCĐ khấu hao phục vụ bán hàng

  • Nợ tài khoản 641 – Chi phí bán hàng
  • Có tài khoản 214: Để phản ánh khấu hao tài sản cố định (TSCĐ).

2.4 Chi phí điện, nước phục vụ cho bộ phận bán hàng

Chi phí điện, nước mua ngoài, chi phí thông tin (như điện thoại, fax,…) và chi phí thuê ngoài sửa chữa tài sản cố định có giá trị nhỏ được tính trực tiếp vào chi phí bán hàng, thực hiện hạch toán như sau:

  • Nợ tài khoản 641 – Chi phí bán hàng
  • Nợ tài khoản 133 – Thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào
  • Có các TK 111, 112, 141, 331, v.v.: Để phản ánh tổng số tiền thanh toán.

2.5 Chi phí sửa chữa TSCĐ phục vụ cho bộ phận bán hàng

2.5.1 Trường hợp sửa chữa tài sản cố định (TSCĐ) với chi phí lớn và phân bổ nhiều kỳ

Khi phát sinh chi phí sửa chữa TSCĐ một lần có giá trị lớn và cần phân bổ nhiều kỳ:

  • Nợ TK 242: Chi phí trả trước.
  • Nợ TK 133: Thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào.
  • Có TK 112, 331, v.v.: Tổng số tiền thanh toán.

Phân bổ chi phí hàng tháng:

  • Nợ tài khoản 641: Chi phí bán hàng.
  • Có tài khoản 242: Chi phí trả trước.

2.5.2 Trường hợp trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ

Khi trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ và tập hợp chi phí chưa nghiệm thu trong kỳ:

  • Nợ tài khoản 641 – Chi phí bán hàng.
  • Có tài khoản 335 – Chi phí phải trả.
  • Có tài khoản 352 – Dự phòng phải trả.

Khi thực tế phát sinh chi phí sửa chữa TSCĐ:

  • Nợ các TK 335, 352.
  • Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào.
  • Có TK 331, 112, 152: Tổng số tiền thanh toán.

2.6 Chi phí bảo hành (BH) sản phẩm hàng hóa

2.6.1 Xác định dự phòng phải trả cho chi phí bảo hành khi khách hàng mua hàng kèm theo giấy bảo hành

Khi khách hàng mua hàng kèm theo giấy bảo hành, doanh nghiệp cần ghi nhận dự phòng phải trả cho chi phí bảo hành:

  • Nợ TK 6415 – Chi phí bán hàng
  • Có TK 352 – Dự phòng phải trả

2.6.2 Điều chỉnh dự phòng phải trả về bảo hành và sửa chữa sản phẩm vào cuối kỳ kế toán

Nếu số dự phòng phải trả cần ghi nhận lớn hơn số đã lập:

  • Nợ TK 6415 – Chi phí bán hàng
  • Có TK 352 – Dự phòng phải trả

Nếu số dự phòng phải trả cần ghi nhận nhỏ hơn số đã lập:

  • Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả
  • Có TK 6415 – Chi phí bán hàng
Học kế toán ở thanh hóa Theo thông tư 200 thì tài khoản 641 được hạch toán như thế nào? Nếu bạn muốn biết câu trả lời mời bạn tham
Học kế toán ở thanh hóa

2.7 Sản phẩm, hàng hóa dùng để khuyến mãi, quảng cáo

2.7.1 Xử lý chi phí liên quan đến hàng hóa dùng cho khuyến mại và quảng cáo

Khi hàng hóa khuyến mại và quảng cáo không thu tiền và không kèm theo điều kiện mua hàng:

  • Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
  • Có TK 155, 156 – Giá vốn hàng hóa và thành phẩm

Khi hàng hóa khuyến mại và quảng cáo có điều kiện (như mua một sản phẩm tặng một sản phẩm cùng loại hoặc mua hai sản phẩm tặng một sản phẩm khác loại), giá trị của sản phẩm khuyến mại sẽ được tính vào giá vốn hàng bán, vì bản chất của nó là giảm giá hàng hóa.

2.7.2 Xử lý hàng hóa khuyến mại và quảng cáo nhận từ nhà cung cấp hoặc nhà phân phối

Khi doanh nghiệp nhận hàng hóa khuyến mại hoặc quảng cáo từ nhà cung cấp mà không phải trả tiền:

  • Doanh nghiệp không ghi nhận hàng hóa khuyến mại vào hệ thống sổ sách kế toán chính thức. Thay vào đó, số lượng hàng hóa sẽ được theo dõi chi tiết ngoài sổ kế toán và ghi giải thích trong thuyết minh báo cáo tài chính về hàng hóa nhận giữ hộ.

Khi kết thúc chương trình khuyến mại hoặc quảng cáo, nếu hàng khuyến mại còn lại và không phải trả lại cho nhà sản xuất, thì ghi nhận hàng hóa vào thu nhập khác:

  • Nợ TK 156 – Hàng hóa còn lại theo giá trị hợp lý
  • Có TK 711 – Thu nhập khác

2.8 Hoa hồng bán hàng

Hoa hồng bán hàng mà bên giao đại lý phải trả cho bên nhận đại lý được ghi nhận như sau trong sổ sách kế toán:

  • Nợ tài khoản 641 – Chi phí bán hàng
  • Nợ tài khoản 133 – Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
  • Có tài khoản 331, 111, 112: Để phản ánh tổng số tiền thanh toán.

2.9 Nghiệp vụ khoản giảm chi phí bán hàng

  • Nợ tài khoản 112, 331: Tổng số tiền thanh toán.
  • Có tài khoản 641: Chi phí bán hàng.
  • Có tài khoản 133: Thuế giá trị gia tăng (GTGT).

2.10 Kết chuyển chi phí cuối kỳ

Cuối kỳ kế toán, chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ sẽ được kết chuyển vào tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh, kế toán thực hiện hạch toán chi phí bán hàng như sau:

  • Nợ tài khoản 911 – Xác định kết quả hoạt động kinh doanh
  • Có tài khoản 641 – Chi phí bán hàng

Trên đây là cách hạch toán tài khoản 641,kế toán ATC chúc các bạn vững vàng nghiệp vụ.

Học kế toán ở thanh hóa Theo thông tư 200 thì tài khoản 641 được hạch toán như thế nào? Nếu bạn muốn biết câu trả lời mời bạn tham
Học kế toán tại thanh hóa

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC

Địa chỉ:

Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa

( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)

Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368

Học kế toán cấp tốc tại thanh hóa Theo thông tư 200 thì tài khoản 641 được hạch toán như thế nào? Nếu bạn muốn biết câu trả lời mời bạn
Học kế toán cấp tốc ở thanh hóa

Noi hoc kế toan uy tin tai Thanh Hoa

Noi hoc ke toan uy tin o Thanh Hoa

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0961.815.368 0948.815.368 Chat facebook Z Chat zalo