Cách hạch toán chênh lệch tỷ giá theo thông tư 200

Học kế toán thực tế tại thanh hóa

Nếu doanh nghiệp có giao dịch liên quan đến ngoại tệ thì không tránh khỏi chênh lệch ngoại tệ. Vậy trường hợp đó kế toán sẽ hạch toán như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết sau nhé!

  1. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Tài khoản hạch toán chênh lệch tỷ giá là tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái có cấu trúc như sau:

Bên Nợ:

  • Lỗ tỷ giá do đánh giá lại những khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
  • Lỗ tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia liên quan đến nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng.
  • Kết chuyển lãi tỷ giá vào doanh thu hoạt động tài chính.

Bên Có:

  • Lãi tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
  • Lãi tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia liên quan đến nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng.
  • Kết chuyển lỗ tỷ giá vào chi phí tài chính.
Học kế toán thực tế tại thanh hóa

Tài khoản 413 có thể có số dư bên Nợ hoặc bên Có.

  • Số dư bên Nợ:

Phản ánh lỗ tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp nhà nước 100% vốn điều lệ, thực hiện dự án trọng điểm quốc gia nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh và quốc phòng.

  • Số dư bên Có:

Phản ánh lãi tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp nhà nước 100% vốn điều lệ, thực hiện dự án trọng điểm quốc gia nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh và quốc phòng.

Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái gồm hai tài khoản cấp 2:

  • Tài khoản 4131– Chênh lệch tỷ giá đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: Ghi nhận chênh lệch tỷ giá từ việc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ gốc ngoại tệ (lãi, lỗ) vào cuối năm tài chính, bao gồm hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
  • Tài khoản 4132 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái giai đoạn trước hoạt động:Ghi nhận chênh lệch tỷ giá giai đoạn trước hoạt động cho doanh nghiệp nhà nước 100% vốn điều lệ thực hiện dự án trọng điểm quốc gia liên quan đến ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh và quốc phòng.
  1. Cách hạch toán chênh lệch tỷ giá theo thông tư 200

Theo Thông tư 200, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ các giao dịch ngoại tệ được hạch toán vào tài khoản 635 – tài khoản Chi phí tài chính hoặc 515 – tài khoản Doanh thu hoạt động tài chính. Cụ thể, khi tỷ giá hối đoái thay đổi, doanh nghiệp phải điều chỉnh số dư tài khoản ngoại tệ để phản ánh chính xác. Chênh lệch tỷ giá lỗ sẽ được ghi nhận là chi phí, trong khi chênh lệch tỷ giá lãi sẽ được ghi nhận là doanh thu, đảm bảo phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp.

2.1 Hạch toán chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ

Kế tóan hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong kỳ (bao gồm cả chênh lệch tỷ giá từ giai đoạn trước hoạt động đối với các doanh nghiệp không phải do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) được thực hiện như sau:

2.1.1 Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ và thanh toán bằng ngoại tệ:

  • Nợ các tài khoản 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 (với tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch).
  • Nợ tài khoản 635 – Chi phí tài chính (nếu có lỗ tỷ giá hối đoái).
  • Có các tài khoản 111 (hoặc 1112), 112 (hoặc 1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).
  • Có tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu có lãi tỷ giá hối đoái).

2.1.2 Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ dựa trên tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế

Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ từ nhà cung cấp chưa thanh toán bằng ngoại tệ, khi vay hoặc nhận nợ nội bộ… dựa trên tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch, thực hiện như sau:

  • Nợ các tài khoản 111, 112, 152, 153, 156, 211, 627, 641, 642…
  • Có các tài khoản 331, 341, 336…

2.1.3 Khi ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ để mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ

Ứng trước tiền cho người bán:

Số tiền ứng trước cho người bán được phản ánh theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước.

  • Nợ tài khoản 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngay tại ngày ứng trước).
  • Nợ tài khoản 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái).
  • Có các tài khoản 111 (hoặc 1112) và 112 (hoặc 1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).
  • Có tài khoản 515 – Doanh thu của hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

Nhận vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ từ người bán:

Đối với giá trị tương ứng với số tiền đã ứng trước bằng ngoại tệ cho người bán, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước.

  • Nợ các tài khoản 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642.
  • Có tài khoản 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày ứng trước).

Đối với giá trị còn nợ chưa thanh toán bằng ngoại tệ, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch.

  • Nợ các tài khoản 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 (tỷ giá giao dịch thực tế ngay tại ngày giao dịch).
  • Có tài khoản 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày giao dịch).

2.1.4 Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ

Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (bao gồm nợ phải trả người bán, nợ vay, nợ thuê tài chính, nợ nội bộ và các khoản tương đương), quy trình kế toán được thực hiện hạch toán chênh lệch tỷ giá khi bán ngoại tệ như sau:

  • Nợ các tài khoản 331, 336, 341,… theo tỷ giá ghi sổ kế toán.
  • Nợ tài khoản 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái).
  • Có các tài khoản 111 (hoặc 1112) và 112 (hoặc 1122) theo tỷ giá ghi sổ kế toán.
  • Có tài khoản 515 – Doanh thu của hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

2.1.5 Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ, căn cứ vào tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch

Kế toán thực hiện hạch toán chênh lệch tỷ giá khi bán ngoai tệ như sau:

  • Nợ các tài khoản 111 (hoặc 1112), 112 (hoặc 1122), 131,… theo tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch.
  • Có các tài khoản 511, 711 theo tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch.

2.1.6 Khi nhận trước tiền của người mua bằng ngoại tệ để cung cấp vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ

Số tiền nhận trước của người mua được phản ánh theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước.

  • Nợ các tài khoản 111 (hoặc 1112), 112 (hoặc 1122).
  • Có tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng.

Khi chuyển giao vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ cho người mua:

  • Đối với phần doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền đã nhận trước của người mua, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước.
    • Nợ tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng (tỷ giá thực tế thời điểm nhận trước).
    • Có các tài khoản 511, 711.
  • Đối với phần doanh thu, thu nhập chưa thu tiền, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế ngay tại thời điểm phát sinh.
    • Nợ tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng.
    • Có các tài khoản 511, 711.

2.1.7 Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ

Khi thu được tiền nợ phải thu, hạch toán chênh lệch tỷ giá khi bán ngoai tệ như sau:

  • Nợ các tài khoản 111 (hoặc 1112), 112 (hoặc 1122) theo tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch.
  • Nợ tài khoản 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái).
  • Có các tài khoản 131, 136, 138 theo tỷ giá ghi sổ kế toán.
  • Có tài khoản 515 – Doanh thu của hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
Học kế toán tại thanh hóa Nếu doanh nghiệp có giao dịch liên quan đến ngoại tệ thì không tránh khỏi chênh lệch ngoại tệ. Vậy trường hợp
Học kế toán ở thanh hóa

2.1.8 Khi cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ

Khi cho vay, đầu tư, hạch toán chênh lệch tỷ giá khi bán ngoai tệ như sau:

  • Nợ các tài khoản 121, 128, 221, 222, 228 theo tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch.
  • Nợ tài khoản 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái).
  • Có các tài khoản 111 (hoặc 1112), 112 (hoặc 1122) theo tỷ giá ghi sổ kế toán.
  • Có tài khoản 515 – Doanh thu của hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

2.1.9 Các giao dịch ký cược, ký quỹ bằng ngoại tệ

Các giao dịch ký cược, ký quỹ hạch toán chênh lệch tỷ giá khi bán ngoai tệ như sau:

  • Khi đặt cược, ký quỹ bằng ngoại tệ, quy trình kế toán là:
    • Nợ tài khoản 244 – Cầm cố, thế chấp hay ký cược, ký quỹ.
    • Có các tài khoản 111 (hoặc 112), 112 (hoặc 1122) theo tỷ giá ghi sổ kế toán.
  • Khi nhận lại số tiền từ các giao dịch ký cược, ký quỹ, thực hiện như sau:
    • Nợ các tài khoản 111 (hoặc 1112), 112 (hoặc 1122) theo tỷ giá giao dịch thực tế khi nhận lại.
    • Nợ tài khoản 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá).
    • Có tài khoản 244 – Cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ theo tỷ giá ghi sổ.
    • Có tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá).

2.2 Đánh giá chênh lệch tỷ giá lại tài khoản ngoại tệ

Khi lập báo cáo tài chính, kế toán đánh giá lại những khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế ngay tại thời điểm báo cáo, các bước thực hiện hạch toán chênh lệch tỷ giá khi bán ngoai tệ như sau:

  • Nếu có phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, thực hiện ghi nhận:
    • Nợ những tài khoản 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,…
    • Có tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).
  • Nếu có phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, thực hiện ghi nhận:
    • Nợ tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).
    • Có những tài khoản 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,…

Để xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, kế toán thực hiện kết chuyển toàn bộ số chênh lệch tỷ giá hối đoái vào chi phí tài chính nếu có lỗ, hoặc vào doanh thu hoạt động tài chính nếu có lãi, nhằm xác định kết quả hoạt động kinh doanh:

  • Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt động tài chính, thực hiện:
    • Nợ tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
    • Có tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu có lãi tỷ giá hối đoái).
  • Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài chính, thực hiện:
    • Nợ tài khoản 635 – Chi phí tài chính (nếu có lỗ tỷ giá hối đoái)
    • Có tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).

Kế toán chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp nhà nước 100% vốn điều lệ thực hiện dự án trọng điểm quốc gia:

  • Áp dụng các quy định về tỷ giá và nguyên tắc kế toán như các doanh nghiệp khác, ngoại trừ:
    • Có TK 413 – Lãi tỷ giá ghi.
    • Nợ TK 413 – Lỗ tỷ giá.
  • Khi doanh nghiệp đi vào hoạt động, kết chuyển chênh lệch tỷ giá vào doanh thu hoặc chi phí tài chính.

Ngoài ra, xử lý số chênh lệch tỷ giá còn lại trên tài khoản 242 – Chi phí trả trước và tài khoản 3387 – Doanh thu chưa thực hiện:

  • Các doanh nghiệp cần kết chuyển toàn bộ số lỗ chênh lệch tỷ giá vào chi phí tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, thực hiện:
    • Nợ tài khoản 635 – Chi phí tài chính
    • Có tài khoản 242 – Chi phí trả trước.
  • Các doanh nghiệp cần kết chuyển toàn bộ số lãi chênh lệch tỷ giá vào doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, thực hiện:
    • Nợ tài khoản 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
    • Có tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

Trên đây là hướng dẫn cách hạch toán chênh lệch tỷ giá theo thông tư 200, kế toán ATC kính chúc bạn đọc nhiều sức khỏe và ngày làm việc nhiều niềm vui.

Học kế toán tại thanh hóa Nếu doanh nghiệp có giao dịch liên quan đến ngoại tệ thì không tránh khỏi chênh lệch ngoại tệ. Vậy trường hợp
Học kế toán thực tế tại thanh hóa

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC

Địa chỉ:

Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa

( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)

Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368

Học kế toán thực tế tại thanh hóa Nếu doanh nghiệp có giao dịch liên quan đến ngoại tệ thì không tránh khỏi chênh lệch ngoại tệ. Vậy trường
Học kế toán thực tế ở thanh hóa

Noi dao tao ke toan tot nhat tai Thanh Hoa

Noi dao tao ke toan tot nhat o Thanh Hoa

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0961.815.368 0948.815.368 Chat facebook Z Chat zalo